Công chức được giao con dấu của Kiểm toán Nhà nước được mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc khi nào?
Ai chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về quản lý con dấu như sau:
Quản lý con dấu
1. Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước và con dấu của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
2. Thủ trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý và sử dụng con dấu của đơn vị.
...
Theo quy định trên, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán Nhà nước việc quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước và con dấu của Văn phòng Kiểm toán Nhà nước.
Quản lý, sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước (Hình từ Internet)
Công chức được giao con dấu của Kiểm toán Nhà nước được mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc khi nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định như sau:
Quản lý con dấu
...
3. Con dấu phải được giao cho công chức, viên chức bảo quản an toàn và sử dụng tại phòng làm việc. Trường hợp đặc biệt cần mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc để giải quyết công việc phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị (đối với các Kiểm toán nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp) và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu; không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.
4. Khi nét dấu bị mòn, biến dạng hoặc có sự thay đổi về tổ chức, tên gọi của Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước làm thủ tục xin khắc dấu mới. Trường hợp con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bị thất lạc, thủ trưởng đơn vị được giao quản lý và sử dụng dấu phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để thông báo với cơ quan công an nơi xảy ra mất con dấu, Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Theo đó, con dấu của Kiểm toán Nhà nước phải được giao cho công chức, viên chức bảo quản an toàn và sử dụng tại phòng làm việc.
Trường hợp đặc biệt cần mang con dấu ra ngoài trụ sở làm việc để giải quyết công việc phải được sự đồng ý của Tổng Kiểm toán Nhà nước hoặc thủ trưởng đơn vị (đối với các Kiểm toán nhà nước khu vực, các đơn vị sự nghiệp) và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản, sử dụng con dấu;
Đồng thời, không giao con dấu cho người khác khi chưa được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Khi nét dấu bị mòn, biến dạng hoặc có sự thay đổi về tổ chức, tên gọi của Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước làm thủ tục xin khắc dấu mới.
Trường hợp con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu bị thất lạc, thủ trưởng đơn vị được giao quản lý và sử dụng dấu phải báo cáo Tổng Kiểm toán Nhà nước để thông báo với cơ quan công an nơi xảy ra mất con dấu, Giấy chứng nhận mẫu dấu.
Công chức sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước không được đóng dấu trong trường hợp nào?
Theo Điều 28 Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của Kiểm toán Nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 2175/QĐ-KTNN năm 2014 quy định về sử dụng con dấu như sau:
Sử dụng con dấu
1. Công chức, viên chức văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của Kiểm toán Nhà nước, của đơn vị.
2. Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thức và có chữ ký của người có thẩm quyền.
3. Không được đóng dấu trong các trường hợp sau: đóng dấu vào giấy không có nội dung, đóng dấu trước khi ký, đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.
Theo quy định trên, công chức, viên chức văn thư phải tự tay đóng dấu vào các văn bản của Kiểm toán Nhà nước, của đơn vị.
Chỉ đóng dấu vào các văn bản khi các văn bản đúng hình thức, thể thức và có chữ ký của người có thẩm quyền.
Công chức sử dụng con dấu của Kiểm toán Nhà nước không được đóng dấu trong các trường hợp sau:
- Đóng dấu vào giấy không có nội dung;
- Đóng dấu trước khi ký;
- Đóng dấu sẵn trên giấy trắng hoặc đóng dấu lên các văn bản có chữ ký của người không có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?