Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia thì có được xin từ chức không?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia thì có được xin từ chức không?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có đơn từ chức nhưng chưa được chấp nhận thì có phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao không?
- Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức thì có được bố trí công tác không?
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia thì có được xin từ chức không?
Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được quy định tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia thì không được từ chức, nếu việc từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia thì có được xin từ chức không? (Hình từ Internet)
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có đơn từ chức nhưng chưa được chấp nhận thì có phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao không?
Trường hợp công chức có đơn từ chức nhưng chưa được chấp nhận được quy định tại khoản 4 Điều 65 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Từ chức đối với công chức lãnh đạo, quản lý
...
3. Quy trình xem xét cho từ chức:
a) Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác phải trao đổi với công chức có đơn đề nghị từ chức. Trường hợp công chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức không rút đơn thì cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, đề xuất với cấp có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ;
b) Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín. Việc quyết định để công chức từ chức phải được trên 50% tổng số thành viên tập thể lãnh đạo đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do người đứng đầu quyết định.
4. Khi đơn từ chức chưa được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý thì công chức có đơn từ chức vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, theo quy định, trường hợp công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có đơn từ chức nhưng chưa được chấp nhận thì vẫn phải tiếp tục thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức thì có được bố trí công tác không?
Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức được quy định tại khoản 1 Điều 68 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
Chế độ, chính sách đối với công chức từ chức, miễn nhiệm và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến miễn nhiệm đối với công chức
1. Công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm; được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
2. Công chức lãnh đạo, quản lý bị miễn nhiệm không được hưởng phụ cấp chức vụ kể từ ngày có quyết định miễn nhiệm.
3. Sau khi từ chức, miễn nhiệm nếu công chức tự nguyện xin nghỉ hưu, nghỉ việc thì được giải quyết theo quy định hiện hành.
4. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công chức:
a) Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc miễn nhiệm đối với công chức lãnh đạo, quản lý thực hiện theo quy định của Đảng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo;
b) Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo thì các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thi hành quyết định miễn nhiệm của cấp có thẩm quyền;
c) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có đủ cơ sở kết luận việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý là sai thì cấp có thẩm quyền phải có quyết định bố trí lại chức vụ và giải quyết các quyền lợi hợp pháp liên quan đến chức vụ cũ của công chức.
Như vậy, theo quy định, công chức lãnh đạo, quản lý sau khi có quyết định từ chức thì được bố trí công tác phù hợp với năng lực, sở trường, trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Ngoài ra còn được bảo lưu phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành đến hết thời hạn giữ chức vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Nghị định 02 2025 hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế 2025? Tải Nghị định 02/2025/NĐ-CP pdf ở đâu?
- Hướng dẫn các cách nộp lệ phí môn bài 2025? Nộp lệ phí môn bài online năm 2025 như thế nào?
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?