Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ không được từ chức trong những trường hợp nào?
- Tiến hành xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ trong những trường hợp nào?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ không được từ chức trong những trường hợp nào?
- Việc xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy trình nào?
Tiến hành xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 17 Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Từ chức đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý
1. Việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
b) Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
c) Vì các lý do chính đáng khác của công chức, viên chức.
...
Theo đó, việc xem xét từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc thôi giữ chức vụ đối với viên chức quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tự nguyện thôi giữ chức vụ để chuyển giao vị trí lãnh đạo, quản lý;
- Do tự nhận thấy không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vị trí công tác không phù hợp;
- Vì các lý do chính đáng khác của công chức, viên chức.
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ không được từ chức trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ không được từ chức trong những trường hợp nào?
Theo khoản 2 Điều 17 Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-TTCP năm 2021 như sau:
Từ chức đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý
...
2. Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được từ chức hoặc thôi giữ chức vụ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
b) Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
...
Theo đó, công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ không được từ chức trong những trường hợp sau:
- Đang đảm nhận nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; đang đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu, cơ mật; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nếu từ chức ngay sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích chung của Đảng và Nhà nước;
- Đang trong thời gian chịu sự thanh tra, kiểm tra, điều tra của cơ quan chức năng có thẩm quyền theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Việc xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy trình nào?
Theo khoản 3 Điều 17 Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp phòng của Thanh tra Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 396/QĐ-TTCP năm 2021, việc xem xét cho từ chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo thuộc Thanh tra Chính phủ được thực hiện theo quy trình như sau:
- Chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị từ chức của công chức hoặc đơn xin thôi giữ chức vụ của viên chức, Vụ Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ trao đổi với công chức, viên chức có đơn đề nghị.
Trường hợp công chức, viên chức rút đơn thì dừng việc xem xét; trường hợp công chức, viên chức không rút đơn thì Vụ Tổ chức cán bộ xem xét, báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ trình Ban cán sự đảng hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ xem xét, báo cáo tập thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp;
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày Vụ Tổ chức cán bộ hoặc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ có văn bản đề xuất, Ban cán sự đảng hoặc tập thể lãnh đạo đơn vị sự nghiệp phải thảo luận, biểu quyết bằng phiếu kín.
Việc quyết định để công chức, viên chức từ chức hoặc thôi giữ chức vụ phải được trên 50% tổng số thành viên Ban cán sự đảng hoặc lãnh đạo đơn vị sự nghiệp đồng ý; trường hợp nhân sự đạt tỷ lệ 50% thì do Bí thư Ban cán sự đảng hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định.
Vụ Tổ chức cán bộ trình Tổng Thanh tra Chính phủ ra quyết định để công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thôi giữ chức vụ.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp quyết định để viên chức quản lý cấp phòng thôi giữ chức vụ sau khi có văn bản báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) và được Tổng Thanh tra Chính phủ đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 12 2024? Lời chúc kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội CCB Việt Nam?
- Khẩu hiệu Ngày truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2024 ý nghĩa? Khẩu hiệu tuyên truyền kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
- 04 báo cáo lao động doanh nghiệp phải nộp trước khi kết thúc năm? Mẫu báo cáo lao động mới nhất?
- 03 trường hợp hợp tác xã ngừng hoạt động cho vay nội bộ? Điều kiện để hợp tác xã thực hiện hoạt động cho vay nội bộ là gì?
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?