Công chức không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền và không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng có bị xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo hay không?
Các hình thức kỷ luật đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với cán bộ như sau:
“2. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Hạ bậc lương.
d) Buộc thôi việc.”
Như vậy bạn thấy rằng có 4 hình thức kỷ luật dành cho công chức mà không giữ chức vụ quản lý như; Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương và Buộc thôi việc. Buộc thôi việc đây cũng là hình thức kỷ luật cao nhất theo quy định của pháp luật dành cho công chức.
Công chức không chấp hành điều động
Các hành vi nào thì công chức bị xử lý kỷ luật?
Căn cứ, Điều 6 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi công chức bị xử lý kỷ luật như sau:
- Công chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của công chức; những việc công chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.
- Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
+ Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong công chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
+ Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong công chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.
Như vậy bạn thấy rằng một hành vi vi phạm của công chức tùy thuộc vào mức độ vi phạm như; Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng; Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng; Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó, phải căn cứ vào tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động mà xem sao cho hợp lý và đúng quy định pháp luật hiện hành.
Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo dành cho công chức ra sao?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo dành cho công chức như sau:
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách theo quy định tại Điều 8 Nghị định này mà tái phạm;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này;
- Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không thực hiện đúng, đầy đủ chức trách, nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công;
+ Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong phạm vi phụ trách mà không có biện pháp ngán chặn.
Bên cạnh đó Điều 8 Nghị định này cũng quy định về việc áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức như sau:
"Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
..."
Căn cứ theo các quy định trên thì việc công chức không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng tùy trường hợp cụ thể như trên thì có thể bị khiển trách hoặc là bị cảnh cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?