Công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng có được hưởng chế độ đãi ngộ không?
Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 529/QĐ-BXD năm 2019 quy định về nguyên tắc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Nguyên tắc thực hiện kiểm soát TTHC
1. Đảm bảo mục tiêu cải cách hành chính, cải cách TTHC của Chính phủ.
2. Thực hiện kiểm soát TTHC từ giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (sau đây viết tắt là VBQPPL), dự án, dự thảo VBQPPL và trong quá trình tổ chức thực hiện VBQPPL.
3. Kịp thời đề xuất bãi bỏ TTHC không phù hợp; bổ sung TTHC cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước; đảm bảo quy định TTHC minh bạch, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân thực hiện TTHC và cơ quan giải quyết TTHC.
Như vậy, theo quy định thì việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau:
(1) Đảm bảo mục tiêu cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ.
(2) Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính từ giai đoạn đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và trong quá trình tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật.
(3) Kịp thời đề xuất bãi bỏ thủ tục hành chính không phù hợp;
Bổ sung thủ tục hành chính cần thiết đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước;
Đảm bảo quy định thủ tục hành chính minh bạch, cụ thể, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian, chi phí của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.
Việc kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng có những trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Quy chế về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 529/QĐ-BXD năm 2019 quy định về trách nhiệm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Trách nhiệm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
...
5. Cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ kiểm soát TTHC; phổ biến các nội dung có liên quan đến nghiệp vụ kiểm soát TTHC cho cán bộ, công chức có liên quan thuộc đơn vị mình;
b) Thực hiện hoặc giúp thủ trưởng đơn vị hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các bộ phận, cá nhân trong đơn vị thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát TTHC: quy định hoàn chỉnh TTHC trong dự án, dự thảo VBQPPL; đánh giá tác động của TTHC theo quy định; thực hiện công bố, công khai TTHC; rà soát, đánh giá TTHC; xử lý phản ánh, kiến nghị đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định; báo cáo tình hình, kết quả giải quyết TTHC định kỳ hoặc đột xuất;
c) Chủ trì hoặc hướng dẫn đơn vị tổ chức triển khai kế hoạch kiểm soát TTHC của Bộ và nhiệm vụ kiểm soát TTHC do thủ trưởng đơn vị giao; tham dự các cuộc họp, làm việc của đơn vị về nội dung kiểm soát TTHC.
Như vậy, theo quy định thì công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
(1) Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Phổ biến các nội dung có liên quan đến nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính cho cán bộ, công chức có liên quan thuộc đơn vị mình;
(2) Thực hiện hoặc giúp thủ trưởng đơn vị hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các bộ phận, cá nhân trong đơn vị thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, bao gồm:
- Quy định hoàn chỉnh thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
- Đánh giá tác động của thủ tục hành chính theo quy định;
- Thực hiện công bố, công khai thủ tục hành chính;
- Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính;
- Xử lý phản ánh, kiến nghị đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định;
- Báo cáo tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính định kỳ hoặc đột xuất;
(3) Chủ trì hoặc hướng dẫn đơn vị tổ chức triển khai kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ và nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính do thủ trưởng đơn vị giao;
Tham dự các cuộc họp, làm việc của đơn vị về nội dung kiểm soát thủ tục hành chính.
Công chức làm đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng có được hưởng chế độ đãi ngộ không?
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Quy chế về việc thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 529/QĐ-BXD năm 2019 quy định về trách nhiệm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính như sau:
Trách nhiệm thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính
1. Bộ trưởng chỉ đạo chung, phê duyệt kế hoạch kiểm soát TTHC và kinh phí thực hiện kiểm soát TTHC hàng năm của Bộ.
2. Các Thứ trưởng giúp Bộ trưởng chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch kiểm soát TTHC thuộc phạm vi lĩnh vực được phân công phụ trách.
3. Phòng Kiểm soát TTHC trực thuộc Văn phòng Bộ (sau đây viết tắt là Phòng KSTTHC) là đơn vị đầu mối giúp Chánh Văn phòng Bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.
4. Các cục, vụ, Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ được Bộ trưởng giao; căn cứ theo số lượng TTHC, bố trí một đến hai cán bộ, công chức làm nhiệm vụ là đầu mối thực hiện kiểm soát TTHC tại đơn vị mình.
Danh sách cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC được gửi về Văn phòng Bộ để tổng hợp, trình Bộ trưởng phê duyệt. Cán bộ, công chức làm đầu mối kiểm soát TTHC được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định.
...
Như vậy, công chức làm nhiệm vụ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng được hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngân hàng giám sát là gì? Ngân hàng giám sát được thực hiện lưu ký tài sản của công ty đầu tư chứng khoán không?
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng là gì? Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
- Thông tin chi tiết trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm những gì? Thông tin này có phải là dữ liệu mở?
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?