Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước được đánh giá quy hoạch dựa trên những tiêu chí nào theo quy định?
- Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước được đánh giá quy hoạch dựa trên những tiêu chí nào?
- Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước được quy hoạch bổ sung cho nhiệm kỳ kế tiếp phải đáp ứng yêu cầu gì về độ tuổi?
- Thời điểm tính tuổi quy hoạch bổ sung đối với công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước là khi nào?
Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước được đánh giá quy hoạch dựa trên những tiêu chí nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về việc đánh giá công chức quy hoạch như sau:
Đánh giá công chức quy hoạch
Cấp ủy, lãnh đạo đơn vị phải tiến hành rà soát, đánh giá nguồn công chức theo yêu cầu sau:
1. Về rà soát, đánh giá nguồn công chức: Trên cơ sở tình hình đội ngũ công chức, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong nhiệm kỳ và định hướng nhiệm kỳ tiếp theo; chỉ đạo rà soát, đánh giá nguồn công chức đương nhiệm theo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện để chuẩn bị nguồn nhân sự trước khi tiến hành công tác quy hoạch cán bộ.
2. Đánh giá theo các tiêu chí sau:
a) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của công chức, đảng viên;
b) Năng lực công tác: Kết quả, hiệu quả công việc; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
c) Uy tín: Kết quả đánh giá công chức hằng năm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (nếu có);
d) Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh quy hoạch.
Như vậy, theo quy định thì việc đánh giá công chức quy hoạch được thực hiện dựa trên các tiêu chí sau:
(1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức, kỷ luật và việc thực hiện các quy định về trách nhiệm nêu gương của công chức, đảng viên;
(2) Năng lực công tác: Kết quả, hiệu quả công việc; mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao;
(3) Uy tín: Kết quả đánh giá công chức hằng năm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định (nếu có);
(4) Chiều hướng, triển vọng phát triển: Khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo chức danh quy hoạch.
Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước được đánh giá quy hoạch dựa trên những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước được quy hoạch bổ sung cho nhiệm kỳ kế tiếp phải đáp ứng yêu cầu gì về độ tuổi?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi quy hoạch như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi
...
2. Về độ tuổi:
a) Công chức được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) đối với cả nam và nữ thuộc đối tượng 1 và còn ít nhất trọn 02 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với cả nam và nữ thuộc đối tượng 2.
b) Tuổi rà soát, bổ sung quy hoạch:
- Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, công chức đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên đối với đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 02 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với đối tượng 2.
- Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ kế tiếp, công chức phải còn thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ (60 tháng) đối với đối tượng 1 và ít nhất 2 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với đối tượng 2.
...
Như vậy, theo quy định thì công chức được đưa vào quy hoạch bổ sung hằng năm cho nhiệm kỳ kế tiếp phải còn thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ (60 tháng) đối với đối tượng 1 và ít nhất 2 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với đối tượng 2.
Thời điểm tính tuổi quy hoạch bổ sung đối với công chức lãnh đạo của Kiểm toán nhà nước là khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 7 Quy định quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 766/QĐ-KTNN năm 2022 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi quy hoạch như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi
...
2. Về độ tuổi:
a) Công chức được quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp phải đủ tuổi công tác 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải trọn 1 nhiệm kỳ (60 tháng) đối với cả nam và nữ thuộc đối tượng 1 và còn ít nhất trọn 02 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với cả nam và nữ thuộc đối tượng 2.
b) Tuổi rà soát, bổ sung quy hoạch:
- Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ hiện tại, công chức đưa vào quy hoạch phải còn đủ tuổi công tác ít nhất từ 72 tháng trở lên đối với đối tượng 1 và còn đủ tuổi công tác ít nhất trọn 02 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với đối tượng 2.
- Khi rà soát, bổ sung quy hoạch hằng năm cho nhiệm kỳ kế tiếp, công chức phải còn thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ (60 tháng) đối với đối tượng 1 và ít nhất 2 nhiệm kỳ (120 tháng) đối với đối tượng 2.
3. Thời điểm tính tuổi quy hoạch:
a) Đối với quy hoạch nhiệm kỳ kế tiếp: Là thời điểm Đại hội Đảng bộ Kiểm toán nhà nước.
b) Đối với rà soát, bổ sung quy hoạch: Là thời điểm Vụ Tổ chức cán bộ nhận được tờ trình và hồ sơ nhân sự theo quy định.
Như vậy, đối với trường hợp quy hoạch bổ sung thì thời điểm tính tuổi quy hoạch là thời điểm Vụ Tổ chức cán bộ nhận được tờ trình và hồ sơ nhân sự theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giao dịch nội bộ của hợp tác xã gồm các hoạt động nào? Tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ có là tiêu chí xét thụ hưởng chính sách của Nhà nước?
- Báo cáo của Tổ chức đấu thầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp đối với trái phiếu phát hành tại thị trường trong nước theo Thông tư 76/2024 thế nào?
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng theo Luật Đất đai mới nhất?
- Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Nghị định 143/2024 thế nào?
- Người đưa hối lộ để làm sai lệch giá trị tài sản thẩm định giá nhằm vụ lợi có bị vi phạm pháp luật không?