Công chức lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được chọn để luân chuyển thì cần đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn nào?
Những công chức lãnh đạo nào của Bộ Y tế thuộc đối tượng được luân chuyển?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định về đối tượng, phạm vi luân chuyển công chức như sau:
Đối tượng, phạm vi luân chuyển
1. Đối tượng luân chuyển:
a) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của các tổ chức hành chính của Bộ Y tế;
b) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một tổ chức hành chính.
2. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức, công chức lãnh đạo, quản lý được luân chuyển trong hệ thống các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
3. Chức danh bố trí luân chuyển thực hiện theo chủ trương của Đảng và của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, đối tượng luân chuyển công chức bao gồm:
(1) Công chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý của các tổ chức hành chính của Bộ Y tế;
(2) Công chức lãnh đạo, quản lý giữ các chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một tổ chức hành chính.
Những công chức lãnh đạo nào của Bộ Y tế thuộc đối tượng được luân chuyển? (Hình từ Internet)
Công chức lãnh đạo thuộc Bộ Y tế được chọn để luân chuyển thì cần đáp ứng những điều kiện và tiêu chuẩn nào?
Căn cứ Điều 30 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định về tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển công chức như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
2. Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
3. Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
4. Điều kiện về độ tuổi:
a) Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
b) Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một tổ chức hành chính thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
5. Có đủ sức khỏe để công tác.
Như vậy, công chức lãnh đạo của Bộ Y tế thuộc đối tượng luân chuyển phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
(1) Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt.
(2) Trong quy hoạch, có năng lực và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
(3) Về cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn và điều kiện cụ thể của chức vụ luân chuyển đến.
(4) Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển;
Riêng công chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển để thực hiện quy định không được giữ quá hai nhiệm kỳ liên tiếp ở một tổ chức hành chính thì phải còn đủ thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ.
(5) Có đủ sức khỏe để công tác.
Quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bao gồm những bước nào?
Căn cứ Điều 32 Quyết định 4468/QĐ-BYT năm 2021 quy định về quy trình luân chuyển công chức như sau:
Quy trình luân chuyển
1. Bước 1: Đề xuất chủ trương:
Căn cứ nhu cầu luân chuyển công chức lãnh đạo, quản lý của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ công chức lãnh đạo, quản lý của các tổ chức hành chính của Bộ Y tế; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình cấp có thẩm quyền xem xét, cho chủ trương.
2. Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển:
Căn cứ vào chủ trương của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ thông báo để các tổ chức hành chính có liên quan đề xuất nhân sự luân chuyển.
3. Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
a) Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các tổ chức hành chính; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến tổ chức, đơn vị nhận luân chuyển, chức vụ và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
b) Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và tổ chức hành chính sử dụng công chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển cán bộ.
4. Bước 4: Trao đổi với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan và công chức được dự kiến luân chuyển:
a) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan, trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến cơ quan, đơn vị, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
b) Tổ chức gặp gỡ với công chức được dự kiến luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với công chức luân chuyển.
5. Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
a) Cơ quan tham mưu về tổ chức cán bộ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển.
b) Cơ quan có thẩm quyền lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển.
c) Phối hợp với các cơ quan có liên quan theo dõi, nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của công chức luân chuyển.
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với công chức sau khi luân chuyển.
Như vậy, quy trình luân chuyển công chức lãnh đạo thuộc Bộ Y tế bao gồm 05 bước sau đây:
Bước 1. Đề xuất chủ trương;
Bước 2. Đề xuất nhân sự luân chuyển;
Bước 3. Chuẩn bị nhân sự luân chuyển;
Bước 4. Trao đổi với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan và công chức được dự kiến luân chuyển;
Bước 5. Tổ chức thực hiện luân chuyển.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?