Công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính cần đáp ứng được yêu cầu gì về trình độ đào tạo, bồi dưỡng?
Kiểm toán viên chính được quy định như thế nào?
Chức trách của ngạch kiểm toán viên chính được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
- Kiểm toán viên chính là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
- Kiểm toán viên chính được giao thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán, lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán và các tài liệu kiểm toán khác theo phân công.
Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên chính phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc kiểm toán, các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Trước đây, chức trách của ngạch kiểm toán viên chính được quy định theo khoản 1 Điều 5 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên chính
1. Chức trách
Kiểm toán viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước. Kiểm toán viên chính được giao thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán chi tiết, tổng hợp, lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán theo sự phân công. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên chính phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ được giao.
...
Theo đó, Kiểm toán viên chính là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
- Kiểm toán viên chính được giao thực hiện các nghiệp vụ kiểm toán chi tiết, tổng hợp, lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán theo sự phân công.
- Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên chính phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ được giao.
Kiểm toán viên chính (Hình từ Internet)
Công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính cần đáp ứng được yêu cầu gì về trình độ đào tạo, bồi dưỡng?
Công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính cần đáp ứng được yêu cầu sau đây về trình độ đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại khoản 4 Điều 5 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng, kinh tế, luật hoặc chuyên ngành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
- Có chứng chỉ Kiểm toán viên nhà nước;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch Kiểm toán viên chính.
Trước đây, theo khoản 4 Điều 5 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên chính
...
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
c) Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính.
...
Theo đó, công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm toán viên chính cần đáp ứng được yêu cầu sau đây về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính hoặc có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính;
- Có chứng chỉ kiểm toán viên nhà nước;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn ngạch kiểm toán viên chính.
Kiểm toán viên chính có những nhiệm vụ chính nào?
Kiểm toán viên chính có những nhiệm vụ chính được quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản có liên quan;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, kế hoạch kiểm toán năm của đơn vị;
- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong phạm vi trách nhiệm được phân công; chủ trì hoặc tham gia lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán;
- Tham gia thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán hoặc tái thẩm định báo cáo kiểm toán theo kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán, đề xuất xử lý các kiến nghị, khiếu nại về báo cáo kiểm toán khi được phân công;
- Tham gia tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiểm toán được phân công;
- Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với Kiểm toán viên, thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
- Kiểm toán viên chính khi được phân công làm Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
Trước đây, theo khoản 1 Điều 5 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định Kiểm toán viên chính có những nhiệm vụ chính như sau:
(1) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước;
(2) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng kế hoạch kiểm toán của Tổ kiểm toán, Đoàn kiểm toán, kế hoạch kiểm toán năm của đơn vị;
(3) Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm toán, kế hoạch kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong phạm vi trách nhiệm được phân công; chủ trì hoặc tham gia lập biên bản kiểm toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán;
(4) Tham gia thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán hoặc tái thẩm định báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán, đề xuất xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán khi được phân công;
(5) Tham gia tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
(6) Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ, tài liệu giảng dạy, bồi dưỡng thuộc lĩnh vực kiểm toán được phân công;
(7) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn đối với kiểm toán viên, thành viên đoàn kiểm toán không phải là kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
(8) Kiểm toán viên chính khi được phân công làm Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên đoàn kiểm toán nhà nước thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp là mẫu nào? Có phải chứng thực hợp đồng không?
- Biện pháp kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi truyền thống nhập khẩu? Nội dung kiểm tra gồm những gì?
- Diện tích tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp Nhà nước giao đất được xác định như thế nào?
- Kịch bản tổng kết chi hội phụ nữ cuối năm 2024 ngắn gọn? Tổng kết công tác Hội phụ nữ năm 2024 ngắn gọn?
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?