Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng điều kiện gì về thời gian?
- Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng điều kiện gì về thời gian?
- Những khoản thời gian nào của công chức nhà nước được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên?
- Thời gian công chức nhà nước nghỉ việc riêng không hưởng lương thì có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng điều kiện gì về thời gian?
Điều kiện xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:
1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh
a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.
2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên
Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:
a) Đối với công chức:
- Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
...
Như vậy, theo quy định, công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng điều kiện về thời gian giữ bậc lương trong ngạch công chức như sau:
(1) Đối với công chức nhà nước giữ ngạch công chức loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng 1 bậc lương.
(2) Đối với công chức nhà nước giữ ngạch công chức loại B, C thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch được xét nâng 1 bậc lương.
Công chức nhà nước trong các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH muốn được xét nâng bậc lương thường xuyên thì cần đáp ứng điều kiện gì về thời gian? (Hình từ Internet)
Những khoản thời gian nào của công chức nhà nước được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên?
Các trường hợp được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên được quy định tại Điều 6 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
2. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
3. Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
4. Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo quy định, các khoản thời gian của công chức nhà nước được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên bao gồm:
(1) Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
(2) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
(3) Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
(4) Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Thời gian công chức nhà nước nghỉ việc riêng không hưởng lương thì có được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên không?
Thời gian công chức nhà nước nghỉ việc riêng không hưởng lương được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế Nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn đối với công chức, viên chức và người lao động ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 như sau:
Thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
2. Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
3. Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài quy định tại Điều 6 của Quy chế này.
Tổng các loại thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều này (nếu có) được tính tròn tháng, nếu có thời gian lẻ không tròn tháng thì được tính như sau: Dưới 11 ngày làm việc (không bao gồm các ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động) thì không tính; từ 11 ngày làm việc trở lên tính bằng 01 tháng.
Như vậy, theo quy định, thời gian công chức nhà nước nghỉ việc riêng không hưởng lương thì không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?