Công chức Quản lý thị trường đang thi hành công vụ áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thẩm quyền khi nào?
- Công chức Quản lý thị trường đang thi hành công vụ áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thẩm quyền khi nào?
- Đề xuất khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật của công chức Quản lý thị trường phải có những nội dung nào?
- Phương án khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật trong công tác quản lý thị trường được quy định như thế nào?
Công chức Quản lý thị trường đang thi hành công vụ áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thẩm quyền khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Thông tư 27/2020/TT-BCT quy định như sau:
Đề xuất khám
1. Khi tiếp nhận, xử lý thông tin theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Thông tư này hoặc khi thực hiện các biện pháp nghiệp vụ được giao hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này, nếu có căn cứ cho rằng trong người hoặc trong phương tiện vận tải, đồ vật hoặc ở nơi cất giấu có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì công chức Quản lý thị trường đang thi hành công vụ áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền của Quản lý thị trường ban hành quyết định khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật hoặc khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là quyết định khám) theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy công chức Quản lý thị trường đang thi hành công vụ áp dụng việc khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thẩm quyền khi tiếp nhận, xử lý thông tin theo quy định tại các điều 8, 9 và 10 của Thông tư này hoặc khi thực hiện các biện pháp nghiệp vụ được giao hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư này và có căn cứ cho rằng trong người hoặc trong phương tiện vận tải, đồ vật hoặc ở nơi cất giấu có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Quản lý thị trường (Hình từ Internet)
Đề xuất khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật của công chức Quản lý thị trường phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Đề xuất khám
...
2. Đề xuất khám theo quy định tại khoản 1 Điều này được thể hiện tại báo cáo kết quả thực hiện biện pháp nghiệp vụ hoặc báo cáo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của công chức Quản lý thị trường hoặc văn bản đề xuất khám và phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đề xuất khám;
b) Căn cứ đề xuất khám;
c) Người bị khám, phương tiện vận tải, đồ vật bị khám hoặc nơi bị khám;
d) Phạm vi khám;
đ) Dự kiến thời gian, địa điểm thực hiện việc khám;
e) Hành vi vi phạm hành chính dự kiến và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có liên quan;
g) Họ tên và chữ ký của người đề xuất khám.
3. Công chức Quản lý thị trường đề xuất khám phải chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền ban hành quyết định khám và trước pháp luật về nội dung của đề xuất khám.
Như vậy đề xuất khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật của công chức Quản lý thị trường phải có những nội dung sau:
- Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người đề xuất khám;
- Căn cứ đề xuất khám;
- Người bị khám, phương tiện vận tải, đồ vật bị khám hoặc nơi bị khám;
- Phạm vi khám;
- Dự kiến thời gian, địa điểm thực hiện việc khám;
- Hành vi vi phạm hành chính dự kiến và tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có liên quan;
- Họ tên và chữ ký của người đề xuất khám.
Phương án khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật trong công tác quản lý thị trường được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 27/2020/TT-BCT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 20/2021/TT-BCT quy định như sau:
Phương án khám
1. Trước khi ban hành quyết định khám, người có thẩm quyền ban hành quyết định khám hoặc người được giao quyền ban hành quyết định khám phải ban hành phương án khám để bảo đảm việc khám đúng pháp luật và có hiệu quả, trừ trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu huỷ.
2. Phương án khám quy định tại khoản 1 Điều này phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Căn cứ xây dựng phương án khám;
b) Người bị khám, phương tiện vận tải, đồ vật bị khám hoặc nơi bị khám;
c) Lý do khám;
d) Địa điểm thực hiện việc khám và phạm vi khám;
đ) Dự kiến thời gian bắt đầu và kết thúc việc khám;
e) Dự kiến tình huống phát sinh và biện pháp xử lý (nếu có);
g) Hành vi phạm hành chính dự kiến và văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng;
h) Dự kiến số lượng và thành phần người tham gia thực hiện quyết định khám, bao gồm: công chức Quản lý thị trường được giao trách nhiệm tổ chức điều hành việc khám; công chức Quản lý thị trường khác thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, điều hành của người được giao trách nhiệm tổ chức điều hành việc khám và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp (nếu có);
i) Dự kiến về phương tiện và điều kiện phục vụ việc khám (nếu có);
k) Họ tên, chức danh, chữ ký của người ban hành phương án khám và con dấu.
Như vậy phương án khám người, khám phương tiện vận tải, đồ vật trong công tác quản lý thị trường được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?