Công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thế nào? Khi nào công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật cảnh cáo?
Công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thế nào?
Tại Điều 20 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định về việc xử lý kỷ luật đối với công chức trong thi hành án hành chính như sau:
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành án hành chính
1. Công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định tại các điều 21, 22, 23, 24, 25 và Điều 26 Nghị định này.
2. Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật công chức, viên chức vi phạm trong thi hành án hành chính chưa được quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức.
3. Việc áp dụng các hình thức kỷ luật, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật cán bộ vi phạm trong thi hành án hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật, điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội và văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
4. Kết quả xử lý kỷ luật được gửi cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm.
Công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật thế nào? (Hình từ Internet)
Công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính bị xử lý kỷ luật cảnh cáo khi nào?
Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 71/2016/NĐ-CP quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính sau đây:
(1) Có hành vi vi phạm sau và gây hậu quả nghiêm trọng nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật:
- Chậm thi hành án.
- Chấp hành nhưng không đúng nội dung bản án, quyết định của Tòa án trong thời hạn tự nguyện quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật Tố tụng hành chính 2015.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc thi hành án.
(2) Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
(3) Bị phạt tù cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ về tội không chấp hành án hoặc tội cản trở việc thi hành án đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
(4) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thi hành án hành chính để xảy ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Căn cứ vào đâu để xác định công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 71/2016/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
10. Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm giảm uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 20 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng.
11. Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong thi hành án hành chính là trường hợp vi phạm làm mất uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác; mất đoàn kết nội bộ, gây dư luận xấu, bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm mất niềm tin của nhân dân đối với cơ quan, tổ chức hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.
Theo đó công chức vi phạm pháp luật về thi hành án hành chính gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp vi phạm làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi cán bộ, công chức, viên chức đang công tác hoặc gây thiệt hại về tiền, tài sản phải bồi thường một lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Sáp nhập các ban Đảng như thế nào? Phương án sắp xếp, sáp nhập các cơ quan Đảng Trung ương ra sao?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng là gì? 03 hình thức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng?
- Queen never cry là gì? Đu trend Queen never cry (Nữ hoàng không bao giờ khóc) trên mạng xã hội cần lưu ý điều gì?
- Công điện 124/2024 tăng cường đôn đốc thu ngân sách nhà nước đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024 thế nào?