Công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp tăng thêm hằng tháng bao nhiêu? Công nhận CCVC có tài năng như thế nào?
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp tăng thêm hằng tháng bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 179/2024/NĐ-CP quy định về chính sách phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có tài năng như sau:
Chính sách phụ cấp tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức có tài năng
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp tăng thêm hàng tháng bằng 150% mức lương hiện hưởng kể từ ngày có quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền. Phụ cấp tăng thêm không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (đối với viên chức).
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp tăng thêm hằng tháng bằng 150% mức lương hiện hưởng kể từ ngày có quyết định công nhận của cấp có thẩm quyền..
Lưu ý: Phụ cấp tăng thêm không dùng để tính đóng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (đối với viên chức).
Công chức, viên chức có tài năng được hưởng phụ cấp tăng thêm hằng tháng bao nhiêu? Công nhận CCVC có tài năng như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được ưu tiên lựa chọn khi xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo không?
Căn cứ tại Điều 16 Nghị định 179/2024/NĐ-CP quy định về chính sách bố trí, sử dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có tài năng như sau:
Chính sách bố trí, sử dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có tài năng
Cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng ưu tiên trong bố trí, sử dụng như sau:
1. Được ưu tiên lựa chọn khi xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp; thuộc trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về quy hoạch, độ tuổi, thời gian giữ chức vụ tương đương khi xem xét bổ nhiệm.
2. Được cử đi học tập kinh nghiệm, nghiên cứu, trao đổi khoa học ở trong nước hoặc ở nước ngoài có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ đảm nhận ít nhất 01 lần/năm; được chi trả toàn bộ kinh phí theo quy định trong thời gian đi học tập kinh nghiệm, nghiên cứu, trao đổi khoa học, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Được chủ động đề xuất tham gia các khóa bồi dưỡng, hội nghị, hội thảo quốc tế để phát huy năng lực, tài năng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
4. Được giao chủ trì và bố trí kinh phí thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên. Được đề xuất dự toán kinh phí thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể; được giao, quyết định việc sử dụng kinh phí; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thẩm quyền việc sử dụng kinh phí được giao.
5. Được chi trả toàn bộ chi phí theo quy định khi đi công tác, hội thảo ở trong nước và ở nước ngoài khi có liên quan trực tiếp tới việc chủ trì thực hiện chương trình, đề án, nhiệm vụ khoa học được giao.
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức có tài năng được cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng được ưu tiên lựa chọn khi xem xét bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bổ nhiệm chức danh chuyên gia cao cấp; thuộc trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định về quy hoạch, độ tuổi, thời gian giữ chức vụ tương đương khi xem xét bổ nhiệm.
Công nhận cán bộ, công chức, viên chức có tài năng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 179/2024/NĐ-CP quy định về tiến cử, công nhận cán bộ, công chức, viên chức có tài năng như sau:
- Hàng năm, căn cứ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có văn bản tiến cử cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét, lựa chọn vào đối tượng cán bộ, công chức, viên chức có tài năng.
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức thành lập Hội đồng tuyển chọn người có tài năng để kiểm tra, đánh giá việc đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ, công chức, viên chức có tài năng.
Thành phần Hội đồng tuyển chọn gồm: Tập thể lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức, đại diện cấp ủy, công đoàn cùng cấp, người đứng đầu cơ quan tham mưu về tổ chức, cán bộ và thành phần khác do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý quyết định. Số lượng thành viên Hội đồng tuyển chọn phải là số lẻ. Hội đồng chỉ họp khi có đủ từ 2/3 thành viên trở lên tham gia. Hội đồng tuyển chọn người có tài năng làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo ý kiến biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Cuộc họp Hội đồng được thể hiện bằng biên bản.
- Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm ban hành văn bản hành chính hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện và trình tự, thủ tục công nhận đối với cán bộ, công chức, viên chức có tài năng của bộ, ngành, địa phương mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13947:2024 về nguyên vật liệu chế tạo xi măng xỉ lò cao hoạt hóa sulfate như nào?
- Xe ô tô đăng ký tạm thời mà chạy quá tuyến đường, thời hạn cho phép có thể bị phạt đến 12 triệu đồng?
- Mẫu giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá Mẫu TP-ĐGTS-01 theo Thông tư 19/2024/TT-BTP như thế nào?
- Ngày 9 tháng 2 là ngày gì? Ngày 9 tháng 2 năm 2025 là ngày mấy âm lịch? Ngày 9 2 có sự kiện gì ở Việt Nam và Thế giới?
- Danh mục hồ sơ, tài liệu đánh giá xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90?