Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tốn bao nhiêu tiền? Tính phí công chứng dựa vào đâu?
Tính phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất dựa vào đâu?
Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng như sau:
Mức thu phí, lệ phí
...
2. Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
a) Mức thu phí đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:
a1) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia, tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất: Tính trên giá trị quyền sử dụng đất.
a2) Công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng, cho, chia tách, nhập, đổi, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng trên đất: Tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất.
a3) Công chứng hợp đồng mua bán, tặng cho tài sản khác, góp vốn bằng tài sản khác: Tính trên giá trị tài sản.
a4) Công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản: Tính trên giá trị di sản.
a5) Công chứng hợp đồng vay tiền: Tính trên giá trị khoản vay.
a6) Công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản: Tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản, cầm cố tài sản có ghi giá trị khoản vay thì tính trên giá trị khoản vay.
a7) Công chứng hợp đồng kinh tế, thương mại, đầu tư, kinh doanh: Tính trên giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch.
Theo đó, mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được tính dựa trên giá trị quyền sử dụng đất. Vì vậy, mỗi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thể sẽ có mức phí công chứng khác nhau, tùy thuộc vào giá trị của mảnh đất chuyển nhượng.
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Hình từ Internet)
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tốn bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch như sau:
Như vậy, để có thể xác định được mức phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn phải căn cứ vào giá trị quyền sử dụng đất, từ đó đối chiếu với quy định trên đây để tính được mức phí công chứng cụ thể.
Văn phòng công chứng có bắt buộc phải niêm yết phí công chứng tại trụ sở của mình hay không?
Theo Điều 33 Luật Công chứng 2014 quy định về nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
1. Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
3. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
5. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 của Luật này và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 của Luật này.
6. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
7. Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
8. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
...
Theo đó, pháp luật đã quy định rõ Văn phòng công chứng có trách nhiệm phải thực hiện niêm yết phí công chứng tại trụ sở của mình. Nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Cụ thể, tại theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng cụ thể như sau:
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ lịch làm việc; thủ tục công chứng; nội quy tiếp người yêu cầu công chứng; phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác; danh sách cộng tác viên phiên dịch tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng;
...
Như vậy, nếu Văn phòng công chứng không niêm yết hoặc niêm yết không đầy đủ phí công chứng tại trụ sở của mình thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?