Công chứng viên công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô cho người không biết chữ nhưng không có người làm chứng thì có bị tịch thu thẻ công chứng viên không?
- Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô cho người yêu cầu công chứng không biết chữ nhưng không có người làm chứng thì có bị tịch thu thẻ công chứng viên không?
- Người làm chứng cho người yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô nhưng không biết chữ dưới 18 tuổi thì có được hay không?
- Có được phép công chứng tại nhà đối với người không biết chữ hay không?
Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô cho người yêu cầu công chứng không biết chữ nhưng không có người làm chứng thì có bị tịch thu thẻ công chứng viên không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4, khoản 8 Điều 15 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi vi phạm quy định hoạt động hành nghề công chứng
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản;
...
n) Công chứng mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định;
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ, i, m và q khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, i, k, l, m, n, o, p, q và r khoản 4, các điểm c và d khoản 6 Điều này;
c) Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc thẻ công chứng viên bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 2 Điều này.
...
Như vậy, đối với trường hợp công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô mà không có người làm chứng trong trường hợp người yêu cầu không biết đọc chữ thì sẽ bị tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên từ 06 tháng đến 09 tháng.
Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô cho người yêu cầu công chứng không biết chữ nhưng không có người làm chứng thì có bị tịch thu thẻ công chứng viên không? (Ảnh từ Internet).
Người làm chứng cho người yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô nhưng không biết chữ dưới 18 tuổi thì có được hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Công chứng 2014 về yêu cầu đối với người làm chứng, cụ thể như sau:
Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
1. Người yêu cầu công chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp người yêu cầu công chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó.
Người yêu cầu công chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.
2. Trường hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm chứng.
Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công chứng không mời được thì công chứng viên chỉ định.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người làm chứng cho người yêu cầu công chứng không biết chữ đối với hợp đồng mua bán ô tô phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công chứng.
Có được phép công chứng tại nhà đối với người không biết chữ hay không?
Địa điểm công chứng được quy định tại Điều 44 Luật công chứng 2014, cụ thể như sau:
Địa điểm công chứng
1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo đó, việc công chứng có thể thực hiện tại nhà chỉ khi người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
Đối với người yêu cầu công chứng không biết chữ, thì không được phép thực hiện công chứng tại nhà mà phải đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng để làm thủ tục công chứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?