Công cụ hỗ trợ bao gồm những loại nào? Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định mới?
Công cụ hỗ trợ bao gồm những loại nào?
Căn cứ vào khoản 11 Điều 2 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 quy định công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:
(1) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi;
+ Súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này; phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
+ Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ; dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn;
+ Thiết bị áp chế bằng âm thanh; ghế thẩm vấn đối tượng đặc biệt thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
(2) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành;
(3) Công cụ khác có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định mục (1) nêu trên, không thuộc danh mục do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành.
Công cụ hỗ trợ bao gồm những loại nào? Đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định mới? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được trang bị công cụ hỗ trợ theo quy định mới?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 thì đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ bao gồm:
- Quân đội nhân dân;
- Dân quân tự vệ;
- Cảnh sát biển;
- Công an nhân dân;
- Cơ yếu;
- Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan thi hành án dân sự;
- Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;
- Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách phòng, chống buôn lậu của Hải quan, lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy của Hải quan;
- Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;
- An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;
- Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;
- Cơ sở cai nghiện ma túy;
- Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Không được dừng đỗ phương tiện vận chuyển công cụ hỗ trợ ở những khu vực nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2024 có quy định như sau:
Vận chuyển công cụ hỗ trợ
1. Việc vận chuyển công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:
a) Phải có giấy phép hoặc mệnh lệnh vận chuyển công cụ hỗ trợ của cơ quan, người có thẩm quyền;
b) Bảo đảm bí mật, an toàn;
c) Vận chuyển công cụ hỗ trợ dễ cháy, nổ, nguy hiểm phải sử dụng phương tiện chuyên dùng và bảo đảm an toàn, phòng cháy và chữa cháy;
d) Không được vận chuyển công cụ hỗ trợ và người trên cùng một phương tiện, trừ người điều khiển phương tiện, người áp tải;
đ) Không dừng, đỗ phương tiện vận chuyển công cụ hỗ trợ ở nơi đông người, khu vực dân cư, cửa hàng xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.
2. Thủ tục cấp giấy phép vận chuyển công cụ hỗ trợ đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng thực hiện như sau:
a) Văn bản đề nghị, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; lý do; số lượng, chủng loại, nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ của công cụ hỗ trợ cần vận chuyển, họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người điều khiển phương tiện, người áp tải; phương tiện vận chuyển, biển kiểm soát; thời gian vận chuyển, nơi đi, nơi đến, tuyến đường vận chuyển;
b) Văn bản đề nghị quy định tại điểm a khoản này nộp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Công an hoặc gửi qua đường bưu chính về cơ quan Công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ Công an quy định; trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ thì văn bản đề nghị bổ sung họ tên, số định danh cá nhân hoặc số hộ chiếu của người đến liên hệ;
...
Như vậy, không được dừng đỗ phương tiện vận chuyển công cụ hỗ trợ ở những khu vực sau đây:
- Nơi đông người
- Khu vực dân cư
- Cửa hàng xăng dầu
- Nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Lưu ý:
Trường hợp cần nghỉ qua đêm hoặc do sự cố mà không đủ lực lượng bảo vệ thì người điều khiển phương tiện, người áp tải phải thông báo ngay cho cơ quan quân sự hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất để phối hợp bảo vệ khi cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vùng phát thải thấp là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định phạm vi vùng phát thải thấp ở Thủ đô?
- Ngày hội tòng quân là gì? Ngày hội tòng quân trong năm Ất tỵ là ngày nào? Trường hợp được tạm hoãn, miễn nghĩa vụ quân sự?
- Lỗi chạy quá tốc độ 10-20km xe máy 2025? Xe máy chạy quá tốc độ 10-20km có bị giữ bằng không theo Nghị định 168?
- Mẫu Tờ trình công nhận Chi ủy Chi bộ, chức danh Bí thư, Phó Bí thư chi bộ nhiệm kỳ mới là mẫu nào?
- Năm 2025, dắt chó đi dạo phải lưu ý những gì? Mức xử phạt khi dắt chó đi dạo không đúng phần đường quy định theo Nghị định 168?