Công cụ nợ được định nghĩa như thế nào? Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ đúng không?
Công cụ nợ được định nghĩa như thế nào?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 thì:
Công cụ nợ bao gồm trái phiếu, tín phiếu Kho bạc, công trái xây dựng Tổ quốc làm phát sinh nghĩa vụ nợ.
Trong đó:
Trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.
Trái phiếu chính quyền địa phương là công cụ nợ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phát hành để huy động vốn cho ngân sách địa phương.
Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là công cụ nợ do doanh nghiệp, ngân hàng chính sách của Nhà nước phát hành và được Chính phủ bảo lãnh.
Tín phiếu Kho bạc là công cụ nợ do Kho bạc Nhà nước phát hành, có kỳ hạn không vượt quá 52 tuần.
Công trái xây dựng Tổ quốc là trái phiếu do Chính phủ phát hành nhằm huy động nguồn vốn trong Nhân dân để đầu tư xây dựng công trình quan trọng quốc gia và các công trình thiết yếu khác phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho đất nước.
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ đúng không? (Hình từ Internet)
Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ đúng không?
Căn cứ tại Điều 139 Nghị định 155/2020/NĐ-CP về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
...
2. Doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài thực hiện theo quy định pháp luật về cổ phần hóa. Trường hợp pháp luật về cổ phần hóa không có quy định thì thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, chứng quyền có bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.
4. Trường hợp phát hành cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu kèm chứng quyền, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký, tổ chức phát hành phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài sau khi phát hành, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc đến thời hạn mua cổ phiếu hoặc khi thực hiện hoán đổi chứng chỉ quỹ thành cổ phiếu, thực hiện chứng quyền, chuyển giao cổ phiếu cho tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký tuân thủ quy định tại các khoản 1, 2 Điều này.
5. Trường hợp công ty đại chúng có tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt quá tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều này, công ty đại chúng phải bảo đảm không làm tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty. Trường hợp pháp luật liên quan không có quy định khác, các cổ đông của công ty đại chúng là nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ chỉ được phép bán ra cổ phiếu cho đến khi tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này, ngoại trừ việc nhận cổ tức bằng cổ phiếu hoặc mua cổ phiếu trong đợt phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư không hạn chế vào công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán, chứng khoán phái sinh, chứng chỉ lưu ký, chứng quyền có bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có liên quan quy định khác.
Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là cơ quan nào? Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ là gì?
Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là cơ quan nào?
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 95/2018/NĐ-CP về chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ:
Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ
1. Chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
2. Đối với công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước, Bộ Tài chính tổ chức phát hành hoặc ủy quyền cho Kho bạc Nhà nước tổ chức phát hành và thực hiện các nghĩa vụ của chủ thể tổ chức phát hành theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ của Chính phủ là Bộ Tài chính.
Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ là gì?
Mục đích phát hành công cụ nợ của Chính phủ được quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2018/NĐ-CP, cụ thể:
- Công cụ nợ của Chính phủ được phát hành tại thị trường trong nước cho các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 25 Luật Quản lý nợ công 2017:
+ Bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển, không sử dụng vốn vay cho chi thường xuyên.
+ Bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách trung ương và bảo đảm thanh khoản của thị trường trái phiếu Chính phủ.
+ Chi trả nợ gốc đến hạn, cơ cấu lại các khoản nợ của Chính phủ.
- Đối với trái phiếu quốc tế, mục đích phát hành theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017: Chính phủ phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cơ cấu lại nợ của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?