Công dân có quyền đối với thông tin điện thoại di động như thế nào? Công an được thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động trong trường hợp nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì công dân có quyền đối với thông tin điện thoại di động như thế nào? Công an được thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Q.M đến từ Nha Trang.

Công dân có quyền đối với thông tin điện thoại di động như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015, có quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình như sau:

Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

Như vậy, theo quy định trên thì công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thông tin điện thoại di động. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo quy định pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền có quyền yêu cầu kiểm tra, thu giữ điện thoại di động.

Công an kiểm tra điện thoại di động

Công an được thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Công an được thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động trong trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định về các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành như sau:

Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
1. Tạm giữ người;
2. Áp giải người vi phạm;
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
4. Khám người;
5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;
6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

Căn cứ tại khoản 1 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định về khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính như sau:

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
...

Theo đó, thì công an có quyền khám điện thoại khi điện thoại chứa tang vật vụ việc vi phạm hành chính

Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 87, Điều 99 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, có quy định về dữ liệu điện tử như sau:

Dữ liệu điện tử
1. Dữ liệu điện tử là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử.
2. Dữ liệu điện tử được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác.
3. Giá trị chứng cứ của dữ liệu điện tử được xác định căn cứ vào cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi dữ liệu điện tử; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu điện tử; cách thức xác định người khởi tạo và các yếu tố phù hợp khác.

Theo quy định trên thì điện thoại di động được xem là nguồn chứng cứ, vì điện thoại di động có thể tạo ra, lưu trữ, truyền đi chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh,

Căn cứ tại Điều 88, 89, 90, 107 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thì cơ quan công an có thẩm quyền thu giữ dữ liệu điện tử, nhằm phát hiện, ngăn chặn hành vi phạm tội; Thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội; Thu thập các tài liệu liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo thi hành án, xử phạt

Như vậy, theo các quy định trên thì, công an có quyền thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động khi có căn cứ cho rằng điện thoại di động đó là bằng chứng hoặc có liên quan đến các vụ án, vụ việc vi phạm hành chính hoặc là phương tiện phạm tội trong vụ án hình sự.

Trưởng Công an cấp huyện có quyền khám nghiệm điện thoại di động theo thủ tục hành chính không?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định như sau:

Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

Theo đó tại điểm c khoản 1 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, có quy định như sau:

Thẩm quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính
1. Trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật này, thì những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:
c) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; Trưởng phòng nghiệp Vụ thuộc Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh đối ngoại;

Như vậy, theo quy định trên thì Trưởng Công an cấp huyện có quyền khám nghiệm điện thoại di học theo thủ tục hành chính.

Điện thoại di động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu danh sách các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng đề nghị kiểm định là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Pháp luật
Công dân có quyền đối với thông tin điện thoại di động như thế nào? Công an được thu giữ và kiểm tra thông tin điện thoại di động trong trường hợp nào?
Pháp luật
Điện thoại di động của Giáo sư được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được mua với mức phí là bao nhiêu?
Pháp luật
Việc trang bị điện thoại di động phục vụ công tác được áp dụng cho những đối tượng cán bộ nào? Chi phí mua điện thoại di động cho cán bộ nhằm phục vụ công tác là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện thoại di động
2,649 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điện thoại di động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Điện thoại di động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào