Công dân khi đến trụ sở tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có những quyền hạn nào?
Công dân khi đến trụ sở tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 12 Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành theo Quyết định 3328/QĐ-BVHTTDL năm 2014, có quy định về quyền của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân như sau:
Quyền của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân
1. Góp ý kiến bằng văn bản, ghi sổ góp ý hoặc trực tiếp trình bày; tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị bằng đơn thư hoặc trực tiếp trình bày.
2. Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình đã trình bày.
3. Khiếu nại, tố cáo, phản ánh với Thủ trưởng trực tiếp của người tiếp công dân nếu người tiếp công dân có hành vi gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu khi làm nhiệm vụ.
4. Được nhận thông báo về tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
5. Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích hoặc ghi âm của mình khi thực hiện quyền tố cáo.
Như vậy, theo quy định trên thì Công dân khi đến trụ sở tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có các quyền hạn sau:
- Góp ý kiến bằng văn bản, ghi sổ góp ý hoặc trực tiếp trình bày; tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị bằng đơn thư hoặc trực tiếp trình bày.
- Được hướng dẫn, giải thích, trả lời về những nội dung mình đã trình bày.
- Khiếu nại, tố cáo, phản ánh với Thủ trưởng trực tiếp của người tiếp công dân nếu người tiếp công dân có hành vi gây cản trở, phiền hà, sách nhiễu khi làm nhiệm vụ.
- Được nhận thông báo về tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích hoặc ghi âm của mình khi thực hiện quyền tố cáo
Tiếp công dân (Hình từ Internet)
Công dân khi đến trụ sở tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành theo Quyết định 3328/QĐ-BVHTTDL năm 2014, có quy định về nghĩa vụ của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân như sau:
Nghĩa vụ của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân
1. Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có).
2. Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy tiếp công dân và sự hướng dẫn của người tiếp công dân.
3. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của mình khi có yêu cầu, ký xác nhận những nội dung đã trình bày khi được người tiếp công dân yêu cầu.
4. Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân khi có nhiều người đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung.
5. Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Như vậy, theo quy định trên thì vông dân khi đến trụ sở tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nghĩa vụ như sau:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có).
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy tiếp công dân và sự hướng dẫn của người tiếp công dân.
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của mình khi có yêu cầu, ký xác nhận những nội dung đã trình bày khi được người tiếp công dân yêu cầu.
- Cử đại diện để trình bày với người tiếp công dân khi có nhiều người đến trụ sở tiếp công dân để khiếu nại, tố cáo cùng một nội dung.
- Không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để gây rối trật tự nơi tiếp công dân, vu cáo, xúc phạm cơ quan Nhà nước, người thi hành công vụ; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Người tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy chế tổ chức tiếp công dân của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành theo Quyết định 3328/QĐ-BVHTTDL năm 2014, có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người tiếp công dân như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiếp công dân
1. Người tiếp công dân có nhiệm vụ:
Mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định, giới thiệu họ tên, chức vụ của mình để công dân biết.
Có thái độ đúng mực, không gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; không được tiết lộ những thông tin, tài liệu, danh tính của người tố cáo.
Báo cáo Thủ trưởng đơn vị về các trường hợp công dân yêu cầu Thủ trưởng đơn vị tiếp.
Thực hiện quy định tại các khoản 2, 5, 9 Điều 9 của Quy chế này.
2. Người tiếp công dân có các quyền quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 10 của Quy chế này.
Như vậy, theo quy định trên thì người tiếp công dân của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ như sau:
- Mặc trang phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định, giới thiệu họ tên, chức vụ của mình để công dân biết.
- Có thái độ đúng mực, không gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở, trì hoãn việc khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân; không được tiết lộ những thông tin, tài liệu, danh tính của người tố cáo.
- Báo cáo Thủ trưởng đơn vị về các trường hợp công dân yêu cầu Thủ trưởng đơn vị tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?