Công dân nam đã hơn 40 tuổi thì có được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Công dân nam đã hơn 40 tuổi thì có được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
a) Chết;
b) Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
c) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 hoặc Điều 14 của Luật này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có xác nhận của cấp có thẩm quyền, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức có công dân quy định tại khoản 1 Điều này phải báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định.
Như vậy, công dân được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự trong trường hợp sau đây:
- Chết;
- Hết độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị;
- Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 hoặc Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015.
Bên cạnh đó tại Điều 25 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:
Độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
Độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định như sau:
1. Công dân nam đến hết 45 tuổi;
2. Công dân nữ đến hết 40 tuổi.
Theo đó, công dân nam chỉ được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự khi công dân nam phải hết 45 tuổi.
Công dân nam đã hơn 40 tuổi thì có được đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào công dân nam được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình?
Nghĩa vụ quân sự được quy định theo khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) như sau:
Nghĩa vụ quân sự
1. Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
2. Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật này.
3. Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
a) Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
b) Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
c) Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
d) Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Như vậy, công dân nam thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
- Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như thế nào?
Độ tuổi gọi nhập ngũ được căn cứ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Theo đó, độ tuổi được gọi nhập ngũ theo quy định hiện nay là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi.
Trường hợp người đang học cao đẳng, đại học thì được tạm hoãn gọi nhập ngũ và độ tuổi được gọi nhập ngũ sẽ kéo dãi đến hết 27 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?
- Giấy phép lái xe có bao nhiêu điểm 2025? Xem điểm giấy phép lái xe ở đâu? Hướng dẫn xem điểm giấy phép lái xe?
- Lỗi vượt đèn đỏ xe máy gồm những hành vi nào? Lỗi vượt đèn đỏ xe máy phạt nguội bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?
- Công văn 8478/CTNDI-HKDCN hướng dẫn nộp thuế môn bài đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2025 ra sao?