Công dân nữ từ bao nhiêu tuổi có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự? Khám sức khỏe nghĩa vụ cho nữ có gì khác?
Công dân nữ từ bao nhiêu tuổi trở lên có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Về nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự được nêu tại Điều 11 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Đúng đối tượng, trình tự thủ tục, chế độ chính sách theo quy định của pháp luật.
2. Thống nhất, công khai, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
3. Quản lý chặt chẽ, nắm chắc số lượng, chất lượng, nhân thân của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
4. Mọi thay đổi về cư trú của công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự phải được đăng ký và quản lý theo quy định của pháp luật.
Dẫn chiếu đến Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự như sau:
Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
2. Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.
Theo đó, công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ thì có thể đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự trong thời bình.
Công dân nữ từ bao nhiêu tuổi có thể đăng ký nghĩa vụ quân sự? Khám sức khỏe nghĩa vụ cho công dân nữ có gì khác? (hình từ internet)
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân nữ có gì khác?
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cho công dân nữ có gì khác thì theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
8. Tổ chức các phòng khám sức khỏe
a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa: Thể lực, mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ). Mỗi chuyên khoa bố trí ít nhất một phòng. Các phòng khám sàng lọc tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa phải đảm bảo kín đáo, nghiêm túc, tránh ồn ào.
Thứ tự dây chuyền khám sức khỏe: Nơi chờ khám; đăng ký khám; khám thể lực; đo mạch, huyết áp; điện tim; siêu âm; ngoại khoa; da liễu; mắt; tai mũi họng; răng hàm mặt; nội khoa; thần kinh; tâm thần; sản phụ khoa (nếu có nữ); kết luận. Xét nghiệm, chụp X-quang bố trí khu vực riêng nhưng phải bảo đảm có kết quả trước khi Chủ tịch Hội đồng kết luận.
b) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Đối với địa phương có bệnh viện đa khoa cấp huyện thì bệnh viện đa khoa chịu trách nhiệm thực hiện các nội dung quy định tại Điều này.
Như vậy, trường hợp khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho công dân nữ, ngoài việc thực hiện theo quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ thông thường thì còn cần thực hiện thêm việc khám sản phụ khoa.
Mỗi chuyên khoa bố trí ít nhất một phòng. Các phòng khám sàng lọc sản phụ khoa phải đảm bảo kín đáo, nghiêm túc, tránh ồn ào.
Trước đây, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
...
3. Quy trình khám sức khỏe
a) Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;
b) Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;
c) Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này;
d) Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
đ) Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Thời gian khám sức khỏe: từ ngày 01 tháng 11 đến hết ngày 31 tháng 12 hằng năm.
5. Tổ chức các phòng khám sức khỏe
a) Việc bố trí các phòng khám phải theo nguyên tắc một chiều, khép kín, thuận lợi cho người khám và bảo đảm đủ điều kiện tối thiểu để khám đối với từng chuyên khoa.
b) Số lượng các phòng khám căn cứ vào số lượng nhân viên y tế của Hội đồng khám sức khỏe và tình hình thực tế để bố trí:
- Phòng khám thể lực;
- Phòng đo mạch, Huyết áp;
- Phòng khám thị lực, Mắt;
- Phòng khám thính lực, Tai - Mũi - Họng;
- Phòng khám Răng - Hàm - Mặt;
- Phòng khám Nội và Tâm thần kinh;
- Phòng khám Ngoại khoa, Da liễu;
- Phòng xét nghiệm;
- Phòng kết luận.
Trường hợp có khám tuyển công dân nữ thực hiện khám sản phụ khoa theo hướng dẫn tại Mục IV Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trang bị, dụng cụ y tế tối thiểu của Hội đồng khám sức khỏe theo Danh mục quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Đối với các huyện có Bệnh viện thì Bệnh viện đa khoa huyện chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều này.
Theo đó, trường hợp khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho công dân nữ, ngoài việc thực hiện theo quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ thông thường thì còn cần thực hiện thêm việc khám sản phụ khoa.
Trường hợp nào công dân nữ không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, công dân nữ không được đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?