Công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thì được hưởng chế độ chính sách gì?
- Công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thì được hưởng chế độ chính sách gì?
- Thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị được tính thế nào?
- Cơ quan nào có trách nhiệm chi trả chế độ đối với công dân không thuộc các cơ quan nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thì được hưởng chế độ chính sách gì?
Chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị được quy định tại Điều 11 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
Chế độ chính sách của công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được hưởng nguyên lương, phụ cấp và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
2. Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được đảm bảo các chế độ sau:
a) Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
b) Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
3. Chế độ chính sách quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này được thực hiện đối với các trường hợp công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị.
Như vậy, theo quy định, công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thì được hưởng các chế độ chính sách cụ thể như sau:
(1) Đối với công dân đang làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được hưởng nguyên lương, phụ cấp và tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
(2) Đối với công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự được đảm bảo các chế độ sau:
- Tiền ăn bằng mức tiền một ngày ăn cơ bản của hạ sĩ quan, binh sĩ bộ binh;
- Thanh toán tiền tàu xe đi, về theo chế độ quy định hiện hành của pháp luật.
Công dân trong thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị thì được hưởng chế độ chính sách gì? (Hình từ Internet)
Thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị được tính thế nào?
Thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
Thực hiện chi trả chế độ
1. Nguyên tắc hưởng chế độ
Thời gian đi, về và thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc khám, kiểm tra sức khỏe từ 4 giờ trở lên trong ngày được tính cả ngày; dưới 4 giờ trở xuống tính 1/2 ngày.
2. Trách nhiệm chi trả
a) Công dân làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả;
b) Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chi trả và thanh quyết toán với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
c) Công dân không thuộc cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả.
Như vậy, thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự phục vụ trong ngạch dự bị được tính như sau:
(1) Thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự từ 4 giờ trở lên trong ngày được tính cả ngày;
(2) Thời gian thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự dưới 4 giờ trở xuống tính 1/2 ngày.
Cơ quan nào có trách nhiệm chi trả chế độ đối với công dân không thuộc các cơ quan nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Trách nhiệm chi trả chế độ đối với công dân đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 13/2016/NĐ-CP như sau:
Thực hiện chi trả chế độ
1. Nguyên tắc hưởng chế độ
Thời gian đi, về và thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc khám, kiểm tra sức khỏe từ 4 giờ trở lên trong ngày được tính cả ngày; dưới 4 giờ trở xuống tính 1/2 ngày.
2. Trách nhiệm chi trả
a) Công dân làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự; khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chi trả;
b) Công dân không thuộc các cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chi trả và thanh quyết toán với Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện;
c) Công dân không thuộc cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện khám, kiểm tra sức khỏe theo lệnh gọi của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện do Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện chi trả.
Như vậy, theo quy định, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chi trả chế độ đối với công dân không thuộc các cơ quan nhà nước khi thực hiện đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 11 tháng 1 là ngày gì? Ngày 11 tháng 1 âm lịch bao nhiêu, thứ mấy? Ngày 11 tháng 1 cung gì? Có được nghỉ làm vào ngày này?
- HMPV là gì? HMPV có phải là căn nguyên virus gây viêm phổi mắc phải cộng đồng ở người lớn không?
- Lỗi sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 phạt bao nhiêu tiền? Sử dụng điện thoại khi đi xe máy 2025 trừ bao nhiêu điểm?
- Toàn bộ chế độ nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 có gì đáng chú ý? Tải Nghị định 178 nghỉ hưu trước tuổi khi sắp xếp bộ máy?
- Có được miễn trừ khai báo hóa chất đối với hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ hay không?