Công dân Việt Nam có đủ điều kiện để gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam thì cần làm thủ tục gì? Cơ quan nào có thẩm quyền kết nạp hội viên?
Để trở thành hội viên chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo quy định tại Điều 8 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Hội viên, tiêu chuẩn hội viên
1. Hội viên chính thức của Hội: Công dân Việt Nam là các nhà văn có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được Ban Chấp hành Hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Hội.
2. Tiêu chuẩn hội viên: Công dân Việt Nam là các nhà văn hoạt động trong lĩnh vực văn học Việt Nam, lấy hoạt động sáng tạo văn học vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam, có tác phẩm đã xuất bản có giá trị (có ít nhất 02 tác phẩm đã xuất bản riêng, được đánh giá tốt).
Đối chiếu quy định trên, như vậy, để trở thành hội viên chính thức của Hội Nhà văn Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
Công dân Việt Nam là các nhà văn hoạt động trong lĩnh vực văn học Việt Nam, lấy hoạt động sáng tạo văn học vì quyền lợi của dân tộc Việt Nam, có tác phẩm đã xuất bản có giá trị (có ít nhất 02 tác phẩm đã xuất bản riêng, được đánh giá tốt), tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện gia nhập Hội, được Ban Chấp hành Hội xem xét, công nhận là hội viên chính thức của Hội.
Công dân Việt Nam có đủ điều kiện để gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam thì cần làm thủ tục gì? Cơ quan nào có thẩm quyền kết nạp hội viên?
Công dân Việt Nam có đủ điều kiện để gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam thì cần làm thủ tục gì? (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên; thủ tục ra khỏi Hội
1. Thủ tục, thẩm quyền kết nạp hội viên
a) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ này muốn gia nhập Hội phải làm đơn xin gia nhập Hội, có Tiểu sử văn học (theo mẫu do Ban Chấp hành Hội quy định), Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền nơi cư trú) và được 02 (hai) hội viên của Hội giới thiệu, hoàn thành thủ tục đăng ký và được Ban Chấp hành xem xét, đồng ý kết nạp vào Hội;
b) Căn cứ tiêu chuẩn theo quy định, Ban Chấp hành Hội xem xét kết nạp hội viên trên cơ sở đề nghị của các Hội đồng chuyên môn, các Ban chức năng và Chi hội.
...
Theo đó, công dân Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 8 của Điều lệ này muốn gia nhập Hội phải:
Làm đơn xin gia nhập Hội, có Tiểu sử văn học (theo mẫu do Ban Chấp hành Hội quy định), Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền nơi cư trú) và được 02 (hai) hội viên của Hội giới thiệu, hoàn thành thủ tục đăng ký và được Ban Chấp hành xem xét, đồng ý kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.
Ban Chấp hành Hội xem xét kết nạp hội viên trên cơ sở đề nghị của các Hội đồng chuyên môn, các Ban chức năng và Chi hội.
Hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 9 Điều lệ Hội Nhà văn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1685/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Quyền của hội viên
1. Được Hội đầu tư sáng tác, nhận giải thưởng theo quy định của Hội, đề nghị Hội bảo vệ quyền hành nghề, quyền tác giả theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
2. Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động nghề nghiệp do Hội tổ chức.
3. Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
4. Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
5. Được giới thiệu hội viên mới.
6. Được khen thưởng theo quy định của Hội.
7. Được cấp thẻ hội viên của Hội.
8. Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Như vậy, hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Được Hội đầu tư sáng tác, nhận giải thưởng theo quy định của Hội, đề nghị Hội bảo vệ quyền hành nghề, quyền tác giả theo quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.
- Được Hội cung cấp thông tin liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội, được tham gia các hoạt động nghề nghiệp do Hội tổ chức.
- Được tham gia thảo luận, quyết định các chủ trương công tác của Hội theo quy định của Hội; được kiến nghị, đề xuất ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
- Được dự Đại hội, ứng cử, đề cử, bầu cử các cơ quan, các chức danh lãnh đạo và Ban Kiểm tra Hội theo quy định của Hội.
- Được giới thiệu hội viên mới.
- Được khen thưởng theo quy định của Hội.
- Được cấp thẻ hội viên của Hội.
- Được ra khỏi Hội khi xét thấy không thể tiếp tục là hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn hạch toán thuế môn bài theo Thông tư 133 và Thông tư 200? Cách hạch toán thuế môn bài đúng quy định?
- Thực tập sinh có được thưởng Tết không? Người lao động đang thử việc, nghỉ Tết có được hưởng lương không?
- Người dân tộc thiểu số rất ít người được tuyển sinh theo chế độ cử tuyển không? Sinh viên theo chế độ cử tuyển hưởng học bổng chính sách bao nhiêu?
- Dự án dầu khí ở nước ngoài là gì? Để thực hiện hoạt động hình thành dự án dầu khí ở nước ngoài nhà đầu tư được làm những gì?
- Có được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng hình thức mua trái phiếu đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ?