Công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì có phải về Việt Nam đăng ký kết hôn lại không?
- Công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì có phải về Việt Nam đăng ký kết hôn lại không?
- Công dân Việt Nam khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
- Công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài có phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn không?
- Việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì có phải về Việt Nam đăng ký kết hôn lại không?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau:
Thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cá nhân đã đăng ký kết hôn hoặc ghi chú việc kết hôn trước đây ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn của cá nhân đã thực hiện ở nước ngoài.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người có trách nhiệm khai tử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật này ghi vào Sổ hộ tịch việc khai tử đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Theo đó công dân Việt Nam mà đã đăng ký kết hôn tại nước ngoài thì không cần về đăng ký kết hôn lại tại Việt Nam mà chỉ cần ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Công dân Việt Nam đã đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì có phải về Việt Nam đăng ký kết hôn lại không? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài thì cần phải đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Theo đó, công dân Việt Nam khi đăng ký kết hôn với người nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định như sau:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
Lưu ý: Hiện nay, pháp luật Việt Nam không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Công dân Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài có phải tuân thủ theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
2. Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Theo đó, trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì mỗi bên cần phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn.
Lưu ý:
Nếu trường hợp việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về điều kiện kết hôn.
Việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 122 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc áp dụng pháp luật đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài như sau:
- Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định khác.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Trong trường hợp Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng, nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản được quy định tại Điều 2 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
- Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
- Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có dẫn chiếu về việc áp dụng pháp luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?