Công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 tại nhà có cần làm lại sim không?
- Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin gì?
- Công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 tại nhà có cần làm lại sim không?
- Cơ quan, tổ chức tự tạo lập tài khoản định danh điện tử phục vụ hoạt động của mình có phải xóa dữ liệu đã thu thập, quản lý trong khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu không?
Tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 59/2022/NĐ-CP thì tài khoản định danh điện tử mức độ 1 của công dân Việt Nam gồm những thông tin sau:
Về thông tin cá nhân:
- Số định danh cá nhân;
- Họ, chữ đệm và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính.
Về thông tin sinh trắc học: Ảnh chân dung.
Lưu ý về nguyên tắc định danh và xác thực điện tử được quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm tính chính xác, duy nhất trong định danh và xác thực điện tử; công khai, minh bạch trong quản lý, thuận tiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Bảo đảm an ninh, an toàn thiết bị, bảo mật dữ liệu khi thực hiện định danh và xác thực điện tử.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân được khai thác và sử dụng danh tính điện tử phải bảo mật thông tin tài khoản định danh điện tử và tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về định danh và xác thực điện tử phải được phát hiện, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
- Bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 tại nhà có cần làm lại sim không?
Đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam:
Trình tự, thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử đối với công dân Việt Nam
1. Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử
a) Công dân sử dụng thiết bị di động tải và cài đặt ứng dụng VNeID.
b) Công dân sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử; cung cấp các thông tin theo hướng dẫn trên ứng dụng VNeID; thu nhận ảnh chân dung bằng thiết bị di động và gửi yêu cầu đề nghị cấp tài khoản định danh điện tử tới cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng VNeID.
c) Cơ quan quản lý định danh điện tử thông báo kết quả đăng ký tài khoản qua ứng dụng VNeID hoặc tin nhắn SMS hoặc địa chỉ thư điện tử.
Như vậy, theo quy định khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 qua ứng dụng VNeID đối với công dân đã có thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử thì có yêu cầu về việc công dân Việt Nam sử dụng ứng dụng VNeID để nhập thông tin về số định danh cá nhân và số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử.
Hay nói cách khác, công dân Việt Nam khi đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 tại nhà thì không cần làm lại sim mà chỉ cần cung cấp thông tin về số điện thoại hoặc địa chỉ thư điện tử của công dân.
Công dân Việt Nam đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 tại nhà có cần làm lại sim không? (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức tự tạo lập tài khoản định danh điện tử phục vụ hoạt động của mình có phải xóa dữ liệu đã thu thập, quản lý trong khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 59/2022/NĐ-CP về trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và cơ quan, tổ chức, cá nhân tự tạo lập tài khoản:
Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử và cơ quan, tổ chức, cá nhân tự tạo lập tài khoản
....
2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân tự tạo lập tài khoản phục vụ hoạt động của mình:
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài khoản do mình tạo lập;
b) Bảo vệ dữ liệu cá nhân do mình thu thập, quản lý theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm được sự đồng ý của chủ thể dữ liệu trong mọi hoạt động liên quan đến việc quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu;
d) Xóa dữ liệu đã thu thập, quản lý trong trường hợp có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp luật có quy định khác;
đ) Gửi báo cáo về hoạt động định danh cho cơ quan quản lý định danh và xác thực điện tử khi có yêu cầu.
Như vậy, cơ quan, tổ chức tự tạo lập tài khoản định danh điện tử phục vụ hoạt động của mình phải có trách nhiệm xóa dữ liệu đã thu thập, quản lý trong trường hợp có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 32 Nghị định 59/2022/NĐ-CP về trách nhiệm chủ thể danh tính điện tử như sau:
- Bảo vệ thông tin danh tính điện tử.
- Bảo đảm an toàn yếu tố xác thực.
- Thông báo ngay cho tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử khi mất kiểm soát phương tiện xác thực hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép danh tính điện tử của mình hoặc lý do khác có thể gây mất an toàn sử dụng dịch vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không được sử dụng thông tin nào trên môi trường mạng?
- Mẫu biên bản bàn giao công nợ mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word biên bản bàn giao công nợ ở đâu?
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?