Công dân Việt Nam được hưởng án treo thì có được phép cư trú tại khu vực biên giới đất liền không?
Công dân Việt Nam được hưởng án treo thì có được phép cư trú tại khu vực biên giới đất liền không?
Công dân Việt Nam được hưởng án treo thì có được phép cư trú tại khu vực biên giới đất liền không, thì theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 34/2014/NĐ-CP như sau:
Cư trú ở khu vực biên giới đất liền
1. Những người được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Cư dân biên giới;
b) Người có giấy phép của cơ quan Công an có thẩm quyền cho phép cư trú ở khu vực biên giới đất liền;
c) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, công nhân viên quốc phòng, hạ sĩ quan, chiến sĩ Quân đội nhân dân; sĩ quan, công nhân, viên chức, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật Công an nhân dân có đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới đất liền.
2. Những người không được cư trú ở khu vực biên giới đất liền:
a) Người đang thi hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền cấm cư trú ở khu vực biên giới đất liền, người chưa được phép xuất cảnh, tạm hoãn xuất cảnh;
b) Người đang bị cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú;
c) Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đang được hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế;
d) Người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành.
đ) Người không thuộc diện quy định tại Khoản 1 Điều này;
Các đối tượng quy định tại các Điểm a, b, c, d Khoản này không áp dụng đối với cư dân biên giới.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam được hưởng án treo thì không được phép cư trú tại khu vực biên giới đất liền.
Công dân Việt Nam được hưởng án treo thì có được phép cư trú tại khu vực biên giới đất liền không? (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền có cần phải đăng ký với công an cấp xã không?
Công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền có cần phải đăng ký với công an cấp xã không, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 34/2014/NĐ-CP như sau:
Hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới đất liền
1. Công dân Việt Nam (trừ cư dân biên giới) và người nước ngoài vào khu vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật. Trường hợp ở qua đêm trong vành đai biên giới phải thông báo bằng văn bản cho Đồn Biên phòng sở tại.
2. Người, phương tiện hoạt động trong khu vực biên giới đất liền phải có đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật và chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Đồn Biên phòng, Công an cấp xã sở tại và lực lượng chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
3. Hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài ở khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu, khu vực cửa khẩu và các khu kinh tế khác được mở ra trong khu vực biên giới đất liền thực hiện theo quy định của pháp luật đối với các khu vực đó và quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Các hoạt động khác trong khu vực biên giới đất liền thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực đó và tuân theo quy định tại Nghị định này.
5. Cư dân biên giới của nước láng giềng hoạt động trong khu vực biên giới đất liền Việt Nam thực hiện theo hiệp định về quy chế biên giới hai nước đã ký kết và quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam (trừ cư dân biên giới) vào khu vực biên giới đất liền, nếu ở qua đêm phải đăng ký lưu trú tại cơ quan Công an cấp xã sở tại theo quy định của pháp luật.
Do đó, nếu công dân Việt Nam vào khu vực biên giới đất liền mà không qua đêm thì không phải đăng ký với công an cấp xã, còn nếu qua đêm thì phải đăng ký.
Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có biên giới trên đất liền có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 34/2014/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có biên giới trên đất liền có trách nhiệm như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật; xây dựng khu vực biên giới đất liền vững mạnh về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, lực lượng chức năng phối hợp với Bộ đội Biên phòng và các cơ quan có liên quan trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới đất liền theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức các lực lượng chức năng, huy động quần chúng nhân dân thực hiện phong trào toàn dân tham gia xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; phòng, chống các hoạt động vi phạm chủ quyền, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân về xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền.
- Hàng năm, bố trí nguồn ngân sách địa phương cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới đất liền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?