Công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có giấy tờ nào? Công dân này phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có giấy tờ nào?
Công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có giấy tờ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2016/TT-BQP như sau:
Giấy tờ của người xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Điều 8 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Công dân Việt Nam
a) Công dân Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính (song phương) phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu phổ thông (gọi chung là hộ chiếu);
- Hộ chiếu thuyền viên; Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành; Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia);
- Các giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải có một trong các loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu ngoại giao; Hộ chiếu công vụ; Hộ chiếu phổ thông (gọi chung là hộ chiếu);
- Hộ chiếu thuyền viên; Giấy thông hành biên giới; Giấy thông hành nhập xuất cảnh; Giấy thông hành xuất nhập cảnh vùng biên giới; Giấy thông hành hồi hương; Giấy thông hành; Giấy chứng minh nhân dân, Thẻ Căn cước công dân (đối với cư dân biên giới Việt Nam trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào, Việt Nam - Campuchia);
- Các giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế (Hình từ Internet)
Công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải tuân thủ theo nguyên tắc nào?
Công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải tuân thủ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Nghị định 112/2014/NĐ-CP như sau:
Nguyên tắc xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới
1. Người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện các nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
2. Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, công dân Việt Nam nhập cảnh qua cửa khẩu quốc tế phải tuân thủ theo các nguyên tắc được nêu trên.
Đối tượng nào phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu quốc tế?
Đối tượng phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu quốc tế, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 09/2016/TT-BQP như sau:
Trách nhiệm chủ trì, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền quy định tại Khoản 1 Điều 6 và Khoản 5 Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP
1. Địa điểm kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng: Quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và khu vực mốc quốc giới, khu vực có điểm (vật) đánh dấu đường biên giới, các khu vực liên quan đến an ninh quốc gia, tác chiến phòng thủ trong khu vực cửa khẩu.
2. Đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng
a) Người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 112/2014/NĐ-CP;
b) Hàng hóa xuất, nhập, lưu kho bãi trong khu vực cửa khẩu và khu vực biên giới.
3. Nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng
a) Thực hiện thủ tục cho người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh; phối hợp kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Duy trì, điều hành, hướng dẫn người, phương tiện, hàng hóa, hành lý và các hoạt động khác trong khu vực cửa khẩu theo quy định của Nghị định số 112/2014/NĐ-CP và pháp luật liên quan;
c) Đảm bảo an ninh, trật tự khu vực cửa khẩu, ngăn ngừa, phát hiện, xử lý người, phương tiện, hàng hóa xuất, nhập trái phép qua cửa khẩu biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật khác;
d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, xâm phạm mốc quốc giới, thay đổi dấu hiệu đường biên giới và làm hư hại các công trình, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn trong khu vực cửa khẩu;
đ) Phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tại khu vực kho, bến bãi tập kết hàng hóa chờ xuất khẩu, nhập khẩu; kho trung chuyển hàng hóa;
e) Xử lý vi phạm về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các vi phạm khác theo quy định pháp luật.
Theo đó, đối tượng phải kiểm tra, kiểm soát, giám sát biên phòng tại cửa khẩu quốc tế là:
- Người, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh và ra vào, hoạt động, lưu trú trong khu vực cửa khẩu theo quy định tại Điều 13 Nghị định 112/2014/NĐ-CP;
- Hàng hóa xuất, nhập, lưu kho bãi trong khu vực cửa khẩu và khu vực biên giới.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lĩnh vực nông nghiệp của hợp tác xã gồm những ngành nào? Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp được phân loại như thế nào?
- Thuế có phải là một khoản nộp bắt buộc? Trách nhiệm của người nộp thuế trong việc nộp tiền thuế là gì?
- Hợp tác xã có phải đối tượng được Nhà nước hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hay không?
- Hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được xây dựng để làm gì? Thông tin trong hệ thống thông tin về hoạt động xây dựng được điều chỉnh khi nào?
- Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, hạng II, hạng III có nhiệm vụ và tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ thế nào?