Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì? Nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công?
Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
1. Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam: là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Ngành.
Theo đó, Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Ngành.
Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Hình từ Internet)
Cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc như thế nào?
Theo Điều 4 Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-BHXH năm 2020 quy định nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công như sau:
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công
1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, thuận tiện cho người sử dụng.
2. Công khai, minh bạch thông tin, thời gian giải quyết, tình trạng giải quyết hồ sơ.
3. Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan BHXH với các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
4. Chính xác, thuận tiện, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí thực hiện cho các tổ chức, cá nhân; không gây phiền hà, ách tắc trong quá trình giải quyết.
5. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn, đảm bảo tính pháp lý và vận hành liên tục 24 giờ/24 giờ hàng ngày.
Theo quy định nêu trên thì việc cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần đảm bảo nguyên tắc như sau:
- Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, thuận tiện cho người sử dụng.
- Công khai, minh bạch thông tin, thời gian giải quyết, tình trạng giải quyết hồ sơ.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Bảo hiểm xã hội với các tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết thủ tục hành chính.
- Chính xác, thuận tiện, nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí thực hiện cho các tổ chức, cá nhân; không gây phiền hà, ách tắc trong quá trình giải quyết.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến phải bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn, đảm bảo tính pháp lý và vận hành liên tục 24 giờ/24 giờ hàng ngày.
Các hành vi nào bị cấm khi sử dụng dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Theo Điều 5 Quy chế hoạt động của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử ngành Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-BHXH năm 2020 quy định như sau:
Các hành vi bị cấm khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử BHXH Việt Nam
1. Cản trở việc lựa chọn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
2. Cản trở hoặc can thiệp trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
3. Thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
4. Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hệ thống cung cấp dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
5. Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
6. Đối với các thủ tục hành chính do cơ quan BHXH giải quyết thủ tục hành chính tiếp nhận, thụ lý giải quyết thì phiếu tiếp nhận và trả kết quả phải được kết xuất từ Hệ thống thông tin một cửa điện tử (mã số hồ sơ trên phiếu tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy chế này). Nghiêm cấm công chức, viên chức tiếp nhận tự ý tạo phiếu tiếp nhận ngoài Hệ thống thông tin một cửa điện tử để trả cho các tổ chức, cá nhân.
Căn cứ trên quy định các hành vi bị cấm khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công Bảo hiểm xã hội Việt Nam gồm:
- Cản trở việc lựa chọn sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Cản trở hoặc can thiệp trái phép quá trình truyền, gửi, nhận thông điệp dữ liệu.
- Thay đổi, xóa, hủy, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm thay đổi, phá hoại hệ thống điều hành hoặc có hành vi khác nhằm phá hoại hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hệ thống cung cấp dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.
- Các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với các thủ tục hành chính do cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết thủ tục hành chính tiếp nhận, thụ lý giải quyết thì phiếu tiếp nhận và trả kết quả phải được kết xuất từ Hệ thống thông tin một cửa điện tử (mã số hồ sơ trên phiếu tiếp nhận được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 352/QĐ-BHXH năm 2020).
Nghiêm cấm công chức, viên chức tiếp nhận tự ý tạo phiếu tiếp nhận ngoài Hệ thống thông tin một cửa điện tử để trả cho các tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?