Cộng đồng LGBT là gì? Cha mẹ có hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT bị phạt bao nhiêu tiền?
Cộng đồng LGBT là gì?
Cộng đồng LGBT được hiểu là cộng đồng tập hợp những người có xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới khác với những người có xu hướng tính dục cũng như bản dạng giới thông thường.
LGBT là cụm từ viết tắt các chữ cái đầu của một cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và người chuyển giới (Transgender).
Đây đều là những người thuộc cộng đồng người có xu hướng tính dục khác với dị tính. Trong đó:
+ Lesbisan (đồng tính nữ): Là những người có giới tính nữ về mặt sinh học nhưng bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi người phụ nữ khác. Xu hướng tính dục của người les là đồng tính luyến ái và không có cảm xúc, nhu cầu tình dục với người khác giới. Hầu như những người Lesbian không có dấu hiệu nhận biết cụ thể bởi họ có ngoại hình và tính cách như phụ nữ bình thường.
+ Gay (đồng tính nam): Là những người có giới tính nam về mặt sinh học nhưng bị hấp dẫn tình cảm và tình dục bởi người cùng giới là nam. Họ cũng có xu hướng tính dục đồng tính luyến ái và hầu như không có nhu cầu tình dục với người khác giới.
+ Bisexual (người song tính/lưỡng tính): Là những người có giới tính nam hoặc nữ và bị hấp dẫn bởi cả hai giới. Tức là họ có xu hướng tính dục với cả người đồng giới và khác giới.
+ Transgender (người chuyển giới): Những người có nhu cầu sống thật với giới tính của mình thì sẽ tiến hành chuyển giới. Họ có thể là nam hoặc nữ và đã hoặc chưa thực hiện chuyển giới. Đây đều là những người thuộc cộng đồng người LGBT.
Không còn xa lạ đối với Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới, phần lớn mọi người đã có cái nhìn tích cực và cởi mở hơn đối với những người thuộc giới tính thứ 3.
Tại Công văn 4132/BYT-PC năm 2022, Bộ Y tế đề nghị Thủ trưởng các Đơn vị chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của mình quán triệt các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong toàn quốc không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh.
Cộng đồng LGBT (Hình từ Internet)
Cha mẹ có hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT bị phạt bao nhiêu tiền?
Cha mẹ có hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT bị phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP dưới đây:
Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định thì mức phạt tiền trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp cha mẹ có hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, buộc cha mẹ phải xin lỗi công khai khi con có yêu cầu.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chì chiết con là người trong cộng đồng LGBT là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?