Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Học xong ngành này phải có những kiến thức nào?
- Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
- Người học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần 9 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghệ kỹ thuật kiến trúc, công trình xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, truyền thông và hóa học (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành, nghề chuyên nghiên cứu, triển khai, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển và tự động hóa các quá trình/các máy sản xuất tại các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa có liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại với mục đích đảm bảo duy trì hoạt động của quá trình công nghệ và nâng cao năng suất, chất lượng và giải phóng lao động thủ công.
Nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động đảm bảo cho việc điều khiển một cách nhanh chóng, chính xác đạt hiệu suất cao với các dây chuyền sản xuất phức tạp, mang tính chính xác, khuôn mẫu; đảm bảo an toàn cao cho người và thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an ninh, an toàn.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe và đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Thực hiện được làm việc và giải quyết các công việc một cách chủ động, giao tiếp và phối hợp làm việc theo tổ, nhóm, tổ chức và quản lý quá trình sản xuất, bồi dưỡng kèm cặp được công nhân bậc thấp tương ứng với trình độ quy định.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng là ngành nghề chuyên nghiên cứu, triển khai, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều khiển và tự động hóa các quá trình/các máy sản xuất tại các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Giải thích được nguyên lý hoạt động của các mạch điều khiển tự động, các mạch điện tử cơ bản;
- Trình bày được các hệ truyền động điện trong công nghiệp vừa và nhỏ, các dây chuyền sản xuất tự động trong công nghiệp;
- Trình bày được các hệ thống điều khiển khí nén, điều khiển thủy lực;
- Giải thích được hệ thống điều khiển tự động, SCADA, mạng truyền thông công nghiệp;
- Trình bày được các phương pháp lập trình ứng dụng PLC, vi điều khiển;
- Giải thích được chức năng và ứng dụng của các cảm biến, thiết bị đo lường và điều khiển;
- Trình bày được quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, hiệu chỉnh được các hệ thống điều khiển tự động;
- Phân tích được các hệ thống cung cấp điện, chiếu sáng, nối đất; hệ thống an ninh, an toàn điện trong công nghiệp;
- Phân tích được phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển tự động cơ bản và hệ thống điều khiển thông minh dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo;
- Phân tích được các quy trình nghiệp vụ cơ bản của quản lý sản xuất, dịch vụ kinh doanh công nghệ;
- Giải thích được được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại các bộ phận của doanh nghiệp;
- Phân tích được các công việc cơ bản trong quản lý chất lượng sản phẩm kinh doanh thiết bị công nghệ;
- Trình bày được các qui tắc về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp;
- Phân tích được các tiện ích, tính năng của tin học vào công tác văn phòng và hoạt động nghề nghiệp;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kiến thức như trên.
Người học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 6 Mục A Phần 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giới nghiêm là biện pháp cấm người đi lại đúng không? Ai ban bố lệnh giới nghiêm tại địa phương cấp tỉnh?
- Tải về mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn kháng cáo vụ án dân sự mới nhất? Hướng dẫn sử dụng mẫu này?
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?