Công nhân của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm cần phải đáp ứng những yêu gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Khu vực nhà vệ sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Công nhân của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm cần phải đáp ứng những yêu gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?
- Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải có phòng thay bảo hộ lao động đáp ứng những quy chuẩn nào?
Khu vực nhà vệ sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo tiểu mục 2.1.11.4 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về yêu cầu đối với khu vực nhà vệ sinh của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cụ thể như sau:
"2.1.11.4. Khu vực nhà vệ sinh
a. Khu vực nhà vệ sinh phải đảm bảo được yêu cầu:
i. Bố trí ở gần nhưng cách ly hoàn toàn với khu chế biến và không mở cửa trực tiếp vào khu chế biến,
ii. Thiết kế hợp vệ sinh, được trang bị hệ thống xả nước cưỡng bức,
iii. Chiếu sáng và thông gió tốt, không có mùi hôi thối,
iv. Có phương tiện rửa tay bên trong hoặc cạnh nhà vệ sinh,
v. Cung cấp đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay,
vi. Thùng chứa rác có nắp đậy kín và không mở nắp bằng tay.
b. Số lượng nhà vệ sinh riêng cho từng giới tính, phải đủ theo nhu cầu của công nhân trong một ca sản xuất. Số lượng nhà vệ sinh được qui định cụ thể như sau:
Số người (tính theo từng giới) - Số nhà vệ sinh ít nhất phải có
01 – 09: 01
10 – 24: 02
25 – 49: 03
50 – 100: 05
Trên 100: Cứ thêm 30 người, phải thêm 01 nhà vệ sinh"
Công nhân của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
Công nhân của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản khi tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm cần phải đáp ứng những yêu gì để đảm bảo an toàn thực phẩm?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.14 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về những yêu cầu để đảm bảo an toàn thực phẩm đối với công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản
(1) Yêu cầu chung
- Công nhân có bệnh truyền nhiễm hoặc mắc bệnh có thể lây nhiễm cho sản phẩm như: bị bỏng, có vết thương bị nhiễm trùng, bị bệnh ngoài da, tiêu chảy... không được làm việc trong những công đoạn sản xuất có thể trực tiếp hoặc gián tiếp làm nhiễm bẩn sản phẩm.
- Công nhân sơ sản xuất sản phẩm phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và định kỳ kiểm tra sức khoẻ mỗi năm tối thiểu một lần, đảm bảo đủ tiêu chuẩn làm việc theo qui định của Bộ Y tế. Hồ sơ theo dõi sức khoẻ của từng công nhân, phải được bảo quản, lưu giữ đầy đủ tại cơ sở để có thể xuất trình kịp thời khi cơ quan kiểm tra yêu cầu.
- Cán bộ quản lý sản xuất, công nhân tiếp xúc với sản phẩm phải được đào tạo.
(2) Bảo hộ lao động
- Công nhân sản xuất trong thời gian làm việc phải:
+ Trang phục bảo hộ lao động và đi ủng.
+ Đội mũ bảo hộ che kín tóc,
+ Tại những nơi xử lý sản phẩm yêu cầu vệ sinh cao, công nhân phải đeo khẩu trang che kín miệng và mũi.
+ Nếu sử dụng găng tay, phải đảm bảo găng tay sạch, hợp vệ sinh và không bị thủng.
- Quần áo bảo hộ phải được cơ sở chế biến tập trung giặt sạch sau mỗi ca sản xuất. Công nhân không được mặc quần áo bảo hộ ra ngoài khu vực sản xuất.
- Công nhân chế biến sản phẩm chưa bao gói phải mặc quần áo bảo hộ sáng màu.
- Quần áo, vật dụng cá nhân của công nhân phải để bên ngoài khu vực chế biến.
- Cán bộ quản lý, khách tham quan không được mang đồ trang sức, đồ vật dễ rơi, hoặc đồ vật gây nguy cơ mất vệ sinh và phải mặc bảo hộ lao động khi vào phân xưởng sản xuất.
(3) Vệ sinh cá nhân
- Công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải rửa tay:
+ Trước khi đi vào khu vực chế biến,
+ Sau khi đi vệ sinh,
+ Sau khi tiếp xúc với bất kì tác nhân có khả năng gây nhiễm bẩn nào.
- Công nhân tay bị đứt, bị thương không được tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm.
Như vậy, đối với những công nhân tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thì cần tuân thủ các yêu cầu nêu trên để đảm bảo an toàn thực phẩm trong cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản.
Cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản phải có phòng thay bảo hộ lao động đáp ứng những quy chuẩn nào?
Tại tiểu mục 2.1.11.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-01:2009/BNNPTNT quy định về phòng thay bảo hộ lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản như sau:
- Cơ sở phải có phòng thay bảo hộ lao động phù hợp ở những nơi cần thiết và được thiết kế, bố trí hợp lý.
- Phòng thay bảo hộ lao động phải:
+ Cách biệt hoàn toàn với phòng chế biến và không mở cửa thông trực tiếp vào phòng chế biến.
+ Được bố trí riêng cho công nhân nam và nữ, cách biệt các khu vực sản xuất có yêu cầu vệ sinh khác nhau.
+ Có đủ chỗ để công nhân bảo quản tư trang, giầy dép.
+ Bố trí riêng nơi để quần áo bảo hộ, không để lẫn với quần áo công nhân mặc ở ngoài nhà máy.
+ Được chiếu sáng và thông gió tốt.
Theo đó, phòng thay bảo hộ lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản cần đáp ứng những yêu cầu được quy định trên đây để đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ trong dịch vụ thông tin tín dụng là bản sao không có chứng thực thì công ty tín dụng có trách nhiệm gì?
- Soft OTP là gì? Soft OTP có mấy loại? Soft OTP phải đáp ứng yêu cầu gì theo Thông tư 50 2024?
- Bài phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Hội Cựu chiến binh tại ngày kỷ niệm thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam hay, ý nghĩa?
- Mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp tổng kết Chi bộ cuối năm ở đâu?
- Danh sách 5 bộ được đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động theo phương án tinh gọn bộ máy mới nhất?