Công nhân quốc phòng mắc bệnh lao được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày theo quy định của pháp luật hiện nay?

Công nhân quốc phòng mắc bệnh lao được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? Mức hưởng chế độ ốm đau của công nhân quốc phòng được quy định như thế nào? Quy định liên quan đến dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau của công nhân quốc phòng ra sao? Câu hỏi của anh Quang đến từ Đồng Nai.

Công nhân quốc phòng mắc bệnh lao được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?

Căn cứ điểm a khoản 1 Mục II Thông tư 26/2014/TT-BQP quy định như sau

DANH MỤC BỆNH CẦN CHỮA TRỊ DÀI NGÀY
2. Bệnh lây nhiễm và di chứng
a) Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng.

Chiếu theo quy định này, công nhân quốc phòng mắc bệnh lao là bệnh thuộc danh mục bệnh cần điều trị dài ngày. Do đó, công nhân quốc phòng sẽ nghỉ bệnh theo chế độ của bệnh cần chữa trị dài ngày.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Đồng thời theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Trường hợp người lao động đã hưởng hết 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tiếp tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 4: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:
- Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
- Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.
Ví dụ 5: Ông B có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đủ 1 năm, mắc bệnh cần chữa trị dài ngày. Ông B đã hưởng hết 180 ngày đầu tiên, sau đó vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng trợ cấp với mức thấp hơn nhưng tối đa là 1 năm.
Sau khi điều trị bệnh ổn định, ông B trở lại làm việc và đóng bảo hiểm xã hội đủ 2 năm thì tiếp tục nghỉ việc để điều trị bệnh (thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày). Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của lần điều trị này đối với ông B sẽ là 180 ngày và 3 năm (thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính thời gian hưởng tối đa sau khi đã nghỉ hết 180 ngày là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội).

Chiếu theo quy định này, công nhân quốc phòng mắc bệnh lao cần chữa trị dài ngày sẽ có thời gian nghỉ tối đa là 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần, sau khi hết thời gian trên, nếu tiếp tục điều trị thì công nhân quốc phòng sẽ được nghỉ thêm với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Công nhân quốc phòng mắc bệnh lao được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày theo quy định của pháp luật?

Công nhân quốc phòng mắc bệnh lao được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày theo quy định của pháp luật? (hình từ Internet)

Mức hưởng chế độ ốm đau của công nhân quốc phòng được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau của công nhân quốc phòng như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau
1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Chiếu theo quy định này, phụ thuộc vào điều kiện làm việc và mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mà mức hưởng chế độ ốm đau của công nhân quốc phòng được xác định cụ thể.

Đối với trường hợp công nhân quốc phòng làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì mức hưởng trợ cấp ốm đau sẽ cao hơn.

Quy định liên quan đến dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau của công nhân quốc phòng ra sao?

Theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Theo đó, sau khi công nhân quốc phòng nghỉ hết số ngày nghỉ trong năm theo chế độ ốm đau, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.

Số ngày nghỉ của công nhân quốc phòng sẽ được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ quốc phòng nơi làm việc quyết định, tuy nhiên không được quá số ngày theo quy định của pháp luật.

Công nhân quốc phòng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Công nhân quốc phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công nhân quốc phòng phục vụ trong lực lượng thường trực quân đội 7 năm thì mức phụ cấp thâm niên là bao nhiêu?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng có trình độ kỹ năng nghề sửa chữa động cơ ô tô bậc 4 thì thuộc bậc trình độ kỹ năng nghề thấp hay bậc cao?
Pháp luật
Bậc trình độ kỹ năng nghề lái xe ô tô vận tải cao nhất của công nhân quốc phòng là bậc mấy theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng cần chuẩn bị những giấy tờ gì để yêu cầu giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp tái phát?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng đạt Bậc 1 trình độ kỹ năng nghề thủ kho vật tư xe, máy thì cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kỹ năng thực hành?
Pháp luật
Thực hiện cải cách tiền lương, công nhân quốc phòng sẽ không còn được nhận phụ cấp thâm niên từ 1/7/2024 đúng không?
Pháp luật
Từ 1/7/2024, lương công nhân quốc phòng hạng A thay đổi như thế nào? Cơ cấu tiền lương của công nhân quốc phòng ra sao?
Pháp luật
Sẽ thay đổi các phụ cấp mà công nhân quốc phòng đang được hưởng như thế nào sau khi thực hiện cải cách tiền lương?
Pháp luật
Việc đánh giá công nhân quốc phòng nhằm mục đích gì? Công nhân quốc phòng được xếp thành bao nhiêu loại?
Pháp luật
Công nhân quốc phòng đạt trình độ kỹ năng nghề bậc 6 thì thực hiện những công việc nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công nhân quốc phòng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,101 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công nhân quốc phòng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công nhân quốc phòng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào