Công tác chuẩn bị thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định gì?
- Công tác chuẩn bị thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định gì?
- Trước khi thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi thì nhà thầu xây dựng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị gồm các vấn đề gì?
- Phần thi công cừ chống thấm trên cạn của công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Công tác chuẩn bị thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Công tác chuẩn bị thi công
5.1 Yêu cầu chung: Công tác chuẩn bị thi công phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định trong TCVN 4055, TCVN 9394, ngoài ra cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật dưới đây của tiêu chuẩn này.
...
Theo đó, công tác chuẩn bị thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật quy định sau đây: Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4055:2012 về tổ chức thi công, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9394:2012 về đóng và ép cọc - Thi công và nghiệm thu và Tiêu chuẩn này.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Trước khi thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi thì nhà thầu xây dựng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị gồm các vấn đề gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Công tác chuẩn bị thi công
...
5.2 Trước khi thi công cừ, nhà thầu xây dựng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị gồm một số hoặc toàn bộ các vấn đề sau:
a) Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của nền;
b) Thăm dò khả năng có các chướng ngại vật dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng;
c) Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn;
d) Làm đường tạm, kho bãi, lán trại phục vụ thi công;
e) Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cừ, kích thước thực tế; sắp xếp cừ trên mặt bằng và đánh số thứ tự lên thân cừ;
f) Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị hạ cừ và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền tổ chức thi công;
g) Lắp đặt, kiểm tra sàn đạo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công, kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
...
Như vậy, trước khi thi công cừ chống thấm trong công trình thủy lợi, nhà thầu xây dựng phải hoàn thành các công tác chuẩn bị gồm các vấn đề sau:
- Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình và địa chất thủy văn, chiều dày, thế nằm và đặc trưng cơ lý của nền;
- Thăm dò khả năng có các chướng ngại vật dưới đất để có biện pháp loại bỏ chúng, sự có mặt của công trình ngầm và công trình lân cận để có biện pháp phòng ngừa ảnh hưởng xấu đến chúng;
- Xem xét điều kiện môi trường đô thị (tiếng ồn và chấn động) theo tiêu chuẩn môi trường liên quan khi thi công ở gần khu dân cư và công trình có sẵn;
- Làm đường tạm, kho bãi, lán trại phục vụ thi công;
- Kiểm tra chứng chỉ xuất xưởng của cừ, kích thước thực tế; sắp xếp cừ trên mặt bằng và đánh số thứ tự lên thân cừ;
- Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị hạ cừ và bố trí đúng vị trí xác định trong dây chuyền tổ chức thi công;
- Lắp đặt, kiểm tra sàn đạo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công, kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
Phần thi công cừ chống thấm trên cạn của công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12634:2020 quy định như sau:
Công tác chuẩn bị thi công
...
5.3 Phần thi công trên cạn
5.3.1 Trước khi thi công phải tiến hành xác định phạm vi mặt bằng xây dựng, nhận bàn giao mốc, định vị tim tuyến công trình theo hồ sơ thiết kế.
5.3.2 Các công trình tạm (kho xưởng, lán trại, bãi vật liệu) nên bố trí bên ngoài phạm vi có khả năng gây mất an toàn. Trong trường hợp mặt bằng thi công chật hẹp có thể sử dụng tạm thời diện tích công trình chính nhưng phải đảm bảo kết thúc sử dụng công trình tạm trước khi xây dựng phần hạng mục công trình tại vị trí đó. Cao độ nền công trình tạm phải đảm bảo không bị ngập nước trong suốt thời gian thi công.
5.4 Phần thi công dưới nước
5.4.1 Trước khi thi công phải tiến hành rà phá vật cản, chướng ngại vật, xác định phạm vi đảm bảo an toàn khi thi công dưới nước.
5.4.2 Phạm vi khu vực công trình thi công dưới lòng sông phải được bố trí hệ thống cáp bảo vệ an toàn, có biển báo, chỉ dẫn và phân luồng tàu thuyền qua lại (nếu có) trong suốt quá trình thi công.
5.4.3 Mặt bằng tập kết máy móc, thiết bị dưới nước được bố trí gần khu vực thi công và phải đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến luồng giao thông thủy trong quá trình thi công.
...
Theo đó, phần thi công cừ chống thấm trên cạn của công trình thủy lợi được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền?
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?