Công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình hào phải đảm bảo những yêu cầu nào? Khu vực thi công có phải đặt biển cảnh báo không?
Hào là công trình thế nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT thì hào là công trình địa chất đơn giản có tiết diện ngang hình chữ nhật để phát hiện, làm rõ cấu trúc địa chất, bề dày, quan hệ thân khoáng sản với đá vây quanh và lấy các loại mẫu địa chất, khoáng sản.
Công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình hào phải đảm bảo những yêu cầu nào?
Theo Điều 5 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT, công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình hào phải đảm bảo những yêu cầu sau:
(1) Trước khi khai đào công trình phải chuẩn bị mặt bằng.
Mặt bằng công trình gồm diện tích khai đào công trình, bãi để vật tư, thiết bị, lán trại của công nhân và bãi đổ thải. Tùy theo yêu cầu sử dụng các thiết bị để khai đào, loại công trình mà bố trí diện tích mặt bằng cho hợp lý, bảo đảm mép hào, đốc hào phải dọn sạch bảo đảm khoảng cách tối thiểu 1,0m tính từ mép hào, đốc hào ra phía ngoài. Xung quanh hào phải có rãnh thoát nước mặt.
(2) Đường phục vụ thi công công trình: phải làm đường lên xuống công trình bảo đảm an toàn khi di chuyển, làm việc.
(3) Lán, trại:
- Miệng giếng phải có lán che để bảo đảm an toàn cho người và thiết bị trong quá trình thi công công trình.
- Lán, trại cho công nhân bảo đảm khoảng cách đến công trình tối thiểu là 5,0m.
Khu vực thi công hào có phải đặt biển cảnh báo? (Hình từ Internet)
Khu vực thi công công trình hào có phải đặt biển cảnh báo không?
Việc khu vực thi công công trình hào có phải đặt biển cảnh báo không, theo quy định tại Điều 7 Thông tư 16/2020/TT-BTNMT như sau:
Thi công công trình hào
1. Kích thước khoang hào: kích thước khoang hào rộng 1,0m, dài không quá 5,0m, chiều sâu không quá 8,0m. Trường hợp hào có chống chèn thì chiều rộng hào sau chống chèn không nhỏ hơn 0,7m.
2. Khoảng cách các khoang hào: khi đào hào theo tuyến, các khoang hào phải cách nhau tối thiểu 1,0m. Trường hợp khu vực thi công đã có các công trình hào, giếng thì công trình hào đào mới phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu 3,0m đến các công trình hào, giếng đã có trong trường hợp đào song song với công trình này.
3. Khu vực thi công hào phải lắp đặt biển cảnh báo, đội ngũ thi công hào phải phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
4. Đất đá đào từ hào được đổ thải cách mép hào tối thiểu là 1,0m đối với hào sâu 2,0m, tối thiểu là 2,0m đối với hào sâu lớn hơn 2,0m.
Bãi chứa đất đá thải được bố trí về phía địa hình thấp của hào, đảm bảo chiều cao đất đá đổ thải cao hơn miệng hào không quá 0,5m. Đối với hào có độ sâu từ 2,0m trở lên, phải sử dụng thiết bị phù hợp để vận chuyển đất đá thải từ đáy hào lên mặt địa hình.
5. Hào đào sâu từ 2,0m trở lên phải chống, chèn trong suốt thời gian thi công, đo vẽ, thu thập tài liệu nguyên thủy, lấy mẫu địa chất, khoáng sản bảo đảm an toàn cho người và thiết bị làm việc. Vật liệu chống chèn tuân thủ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này. Công tác chống chèn cụ thể như sau:
Khoảng cách giữa các vì chống từ 0,5m đến 1,0m. Khoảng cách chèn tối đa là 0,8m (chú ý để lại chỗ làm thang lên xuống). Vì chống trên cùng nhô lên mặt đất ít nhất 0,2m.
6. Dừng đào để thu thập tài liệu nguyên thủy và lấy mẫu: đối với hào sâu hơn 2,0m, cứ 2,0m dừng đào một lần để kỹ thuật địa chất đo vẽ, thu thập tài liệu nguyên thủy và lấy mẫu.
7. Khi thi công công trình hào có nước xuất lộ phải thực hiện công tác thoát nước. Máy móc, thiết bị bơm nước tuân thủ theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư này. Căn cứ vào lưu lượng nước chảy vào công trình mà thực hiện thoát nước như sau:
a) Công trình hào có lưu lượng nước chảy vào nhỏ hơn 0,3m3/h dùng thùng để thoát nước. Nếu lưu lượng từ 0,3m3/h đến 2,0m3/h dùng thùng múc nước hoặc bơm tay. Trường hợp lưu lượng nước >2,0m3/h, dùng máy bơm để thoát nước;
b) Máy bơm được đặt trên giá chắc chắn hoặc treo bằng cáp có mức chịu tải tối thiểu gấp ba lần trọng lượng máy bơm để bảo đảm an toàn.
c) Ống dẫn nước được bố trí vào góc hào để đảm bảo thuận tiện khi thi công.
8. Đối với công trình hào khi phát hiện có hơi độc, khí nổ, bụi cháy hoặc sau khi nổ mìn thì phải thông gió để đảm bảo an toàn cho người lao động. Thiết bị thông gió theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.
9. Lấp hào bằng vật liệu tại chỗ, lấp và đầm chặt lần lượt theo từng tầng có bề dày không quá 0,3m cho đến khi lấp đầy hào, đảm bảo độ đầm chặt của đất lấp không nhỏ hơn độ đầm chặt của đất tự nhiên xung quanh.
Như vậy, khu vực thi công hào phải lắp đặt biển cảnh báo, đội ngũ thi công hào phải phối hợp chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?