Công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Cho tôi hỏi công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào? Việc chuyển giao vật chứng được thực hiện theo hình thức nào? Kinh phí phục vụ việc chuyển giao vật chứng do ai chi trả? Câu hỏi của chị Thảo (Đồng Tháp).

Công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như thế nào?

Theo Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:

Thủ tục chuyển giao vật chứng cho nước ngoài
1. Nếu vật chứng cần chuyển giao cho nước ngoài kèm theo hồ sơ thì khi chuyển giao hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao chuyển giao cả vật chứng đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
2. Nếu vật chứng cần chuyển giao được bảo quản tại kho vật chứng thì giải quyết theo thủ tục sau:
a) Chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày chuyển giao cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu biết về thời gian, địa điểm chuyển giao. Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo quản vật chứng thực hiện việc trích xuất và vận chuyển vật chứng theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Trường hợp chuyển qua kênh ngoại giao, khi liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thống nhất về việc chuyển giao, Bộ Ngoại giao cần lưu ý thời gian dành cho việc trích xuất, vận chuyển vật chứng ít nhất là bảy ngày làm việc trước ngày chuyển giao. Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi có được sự thống nhất về việc chuyển giao với nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết và phối hợp thực hiện việc chuyển giao.
Việc thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cơ quan yêu cầu để thực hiện trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện việc trích xuất, vận chuyển vật chứng được thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản này.

Theo đó, việc chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo thủ tục như sau:

- Nếu vật chứng cần chuyển giao cho nước ngoài kèm theo hồ sơ thì khi chuyển giao hồ sơ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao chuyển giao cả vật chứng đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Nếu vật chứng cần chuyển giao được bảo quản tại kho vật chứng thì giải quyết theo thủ tục sau:

+ Chậm nhất là năm ngày làm việc trước ngày chuyển giao cho nước ngoài, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan yêu cầu biết về thời gian, địa điểm chuyển giao.

Cơ quan yêu cầu có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan bảo quản vật chứng thực hiện việc trích xuất và vận chuyển vật chứng theo đúng thời gian, địa điểm nêu trong thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Trường hợp chuyển qua kênh ngoại giao, khi liên hệ với cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài để thống nhất về việc chuyển giao, Bộ Ngoại giao cần lưu ý thời gian dành cho việc trích xuất, vận chuyển vật chứng ít nhất là bảy ngày làm việc trước ngày chuyển giao.

Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi có được sự thống nhất về việc chuyển giao với nước ngoài, Bộ Ngoại giao thông báo cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao biết và phối hợp thực hiện việc chuyển giao.

Việc thông báo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho cơ quan yêu cầu để thực hiện trách nhiệm chủ trì, phối hợp thực hiện việc trích xuất, vận chuyển vật chứng được thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG.

chuyển giao vật chứng

Chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự (Hình từ Internet)

Chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự theo hình thức nào?

Theo Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:

Hình thức chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài
1. Tùy theo từng trường hợp, việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
2. Trường hợp chuyển giao trực tiếp, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ, danh mục và tình trạng vật chứng được chuyển giao, có chữ ký của bên giao - là đại diện các cơ quan có liên quan của Việt Nam tại địa điểm bàn giao và bên nhận - là đại diện của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại địa điểm bàn giao.
3. Trường hợp chuyển giao qua đường bưu điện, cơ quan thực hiện việc chuyển giao phải niêm phong hồ sơ, vật chứng trước khi gửi và phải lưu biên nhận của bưu điện.

Theo đó, tùy theo từng trường hợp việc chuyển giao vật chứng cho nước ngoài có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

- Trường hợp chuyển giao trực tiếp, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ, danh mục và tình trạng vật chứng được chuyển giao, có chữ ký của bên giao - là đại diện các cơ quan có liên quan của Việt Nam tại địa điểm bàn giao và bên nhận - là đại diện của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại địa điểm bàn giao.

- Trường hợp chuyển giao qua đường bưu điện, cơ quan thực hiện việc chuyển giao phải niêm phong hồ sơ, vật chứng trước khi gửi và phải lưu biên nhận của bưu điện.

Kinh phí phục vụ công tác chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do ai chi trả?

Theo Điều 13 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG quy định như sau:

Chi phí chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài
Chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài do cơ quan thực hiện việc chuyển giao (Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao) chi trả từ ngân sách nhà nước.

Theo đó, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện việc chuyển giao vật chứng để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan thực hiện việc chuyển giao (Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ Ngoại giao) chi trả từ ngân sách nhà nước.

Vật chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bị giữ xe máy để điều tra vụ án ma túy khi nào được trả lại? Việc bảo quản vật chứng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mọi vật chứng sau khi thu thập được có bắt buộc phải niêm phong không? Một vật chứng có thể thực hiện mở niêm phong bao nhiêu lần?
Pháp luật
Đối với tài sản không phải là vật chứng liên quan đến vụ án hình sự thì cơ quan điều tra phải trả lại cho chủ sở hữu trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Tài sản bị tịch thu là tang vật, vật chứng thì cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đối với tài sản đó?
Pháp luật
Vật chứng thu được là động vật, thực vật từ tội phạm buôn lậu thì được bảo quản, lưu giữ như thế nào?
Pháp luật
Vật chứng được công an thu giữ, bảo quản sau khi chuyển sang giai đoạn tố tụng thì sẽ do cơ quan nào tiếp nhận?
Pháp luật
Vật chứng là vàng trong vụ án hình sự sau khi được thu giữ sẽ được bảo quản như thế nào bởi cơ quan công an?
Pháp luật
Công an huyện được phép xây dựng kho vật chứng để phục vụ công tác điều tra, truy tố các vụ án hình sự ở địa phương mình hay không?
Pháp luật
Thủ tục tiếp nhận vật chứng thông thường để tiêu hủy trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Tiếp nhận vật chứng đặc thù để tiêu hủy trong thi hành án dân sự theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vật chứng
586 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vật chứng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vật chứng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào