Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức của Ủy ban dân tộc được triển khai thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức của Ủy ban dân tộc hướng tới mục tiêu gì?
Theo Điều 2 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-UBDT năm 2015 quy định về mục tiêu đào tạo bồi dưỡng công chức Ủy ban Dân tộc như sau:
Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
1. Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ.
2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Theo đó, quy chế đào tạo, bồi dưỡng công, viên chức của Ủy ban Dân tộc quy định công tác đào tạo bồi dưỡng công chức của Ủy ban dân tộc hướng tới mục tiêu:
- Trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ cho công chức Ủy ban Dân tộc.
- Xây dựng đội ngũ công chức Ủy ban Dân tộc có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả của bộ máy Nhà nước.
Công chức của Ủy ban dân tộc (Hình từ Internet)
Thực hiện đào tạo bồi dưỡng công chức của Ủy ban dân tộc theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công, viên chức của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-UBDT năm 2015 quy định về nguyên tắc đào tạo bồi dưỡng công chức Ủy ban Dân tộc như sau:
Nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng
1. Cử người đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và phù hợp với khả năng, trình độ, mục tiêu tạo nguồn phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
2. Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu công việc và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với công việc đang đảm nhiệm.
3. Việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện công khai minh bạch và hiệu quả.
4. Khuyến khích công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đề cao vai trò tự học và quyền của công chức, viên chức trong việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm.
Theo đó, quy chế đào tạo, bồi dưỡng công, viên chức của Ủy ban Dân tộc quy định công tác đào tạo bồi dưỡng công chức của Ủy ban dân tộc được triển khai thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Cử người đi đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của ngạch, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và phù hợp với khả năng, trình độ, mục tiêu tạo nguồn phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm, yêu cầu công việc và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với công việc đang đảm nhiệm.
- Việc cử người đi đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện công khai minh bạch và hiệu quả.
- Khuyến khích công chức, viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, đề cao vai trò tự học và quyền của công chức, viên chức trong việc lựa chọn chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm.
Có những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức Ủy ban Dân tộc nào?
Theo Điều 4 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-UBDT năm 2015 quy định về loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức Ủy ban Dân tộc như sau:
Loại hình đào tạo, bồi dưỡng
1. Đào tạo tập trung dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
2. Bồi dưỡng bổ sung kiến thức.
a. Đào tạo dài hạn, trung hạn trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.
b. Đào tạo tại chức đại học, thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị
c. Bồi dưỡng bổ sung kiến thức về nghiệp vụ công tác Dân tộc và các nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác.
Theo đó, quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc quy định những loại hình đào tạo bồi dưỡng công chức Ủy ban Dân tộc bao gồm:
- Đào tạo tập trung dài hạn, trung hạn, ngắn hạn.
- Bồi dưỡng bổ sung kiến thức.
+ Đào tạo dài hạn, trung hạn trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở trong nước và nước ngoài.
+ Đào tạo tại chức đại học, thạc sĩ, cao cấp lý luận chính trị
+ Bồi dưỡng bổ sung kiến thức về nghiệp vụ công tác Dân tộc và các nghiệp vụ thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp tác xã giải thể thì quỹ chung không chia hình thành từ hỗ trợ của Nhà nước được bàn giao cho ai?
- Mẫu báo cáo tổng hợp kết quả thanh toán trực tiếp tiền giao dịch lùi thời hạn thanh toán của VSDC?
- Mã số thông tin của dự án đầu tư xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng thể hiện các thông tin gì?
- Vé số bị rách góc có đổi được hay không sẽ do ai quyết định? Vé số bị rách góc cần phải đổi thưởng trong thời hạn bao lâu?
- Thông tin tín dụng là gì? Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cần phải tuân thủ những quy định nào?