Công tác giám sát hoạt động đấu thầu sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện? Việc giám sát cần tuân thủ nguyên tắc gì?
Công tác giám sát hoạt động đấu thầu sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát hoạt động đấu thầu như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và cá nhân thuộc các đơn vị này thực hiện việc giám sát, theo dõi;
2. Tổ chức, cá nhân tham gia kiểm tra hoạt động đấu thầu thuộc cơ quan kiểm tra quy định tại Khoản 3 Điều 125 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu và Khoản 3 Điều 95 Nghị định số 30/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức, cá nhân thuộc đơn vị được kiểm tra;
3. Người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định trên thì Sở Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và cá nhân thuộc các đơn vị này thực hiện việc giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu.
Công tác giám sát hoạt động đấu thầu sẽ do cơ quan nhà nước nào thực hiện? (Hình từ Internet)
Khi thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu cần đảm bảo tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về nguyên tắc giám sát hoạt động đấu thầu như sau:
Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động đấu thầu
1. Nguyên tắc tổ chức giám sát, theo dõi:
a) Tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin;
b) Không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
2. Nguyên tắc tổ chức kiểm tra:
a) Tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, minh bạch và kịp thời;
b) Tiến hành độc lập song có sự phối hợp và phân định rõ thẩm quyền giữa các cơ quan kiểm tra;
c) Không chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đơn vị được kiểm tra, nội dung và thời gian kiểm tra giữa các cơ quan kiểm tra;
d) Trường hợp có sự trùng lặp về đơn vị được kiểm tra thì ưu tiên cho cơ quan quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan cấp trên.
Theo đó, khi thực hiện giám sát hoạt động đấu thầu thì Sở Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
(1) Tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan, kịp thời và bảo mật thông tin;
(2) Không can thiệp, không gây phiền hà, cản trở quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện trách nhiệm của chủ đầu tư, bên mời thầu.
Công tác giám sát việc lựa chọn nhà thầu của đơn vị tổ chức đấu thầu cần dựa trên những nội dung gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 10/2016/TT-BKHĐT quy định về nội dung giám sát đối với lựa chọn nhà thầu như sau:
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu
Nội dung giám sát, theo dõi đối với lựa chọn nhà thầu bao gồm:
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu: Căn cứ pháp lý để lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của chủ đầu tư, bên mời thầu; việc tuân thủ các mẫu hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung;
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu: Về thời gian trong lựa chọn nhà thầu, việc phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; thời Điểm đóng thầu, mở thầu; về tiếp nhận hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất: Chất lượng báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, việc tuân thủ mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung; nội dung thương thảo hợp đồng;
4. Thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu: Chất lượng báo cáo thẩm định, việc tuân thủ mẫu báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành về hình thức và nội dung; tính đầy đủ của hồ sơ trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng: Quá trình hoàn thiện hợp đồng, nội dung hợp đồng ký kết và việc tuân thủ các căn cứ pháp lý trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.
Như vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư; đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động đấu thầu khi thực hiện công tác giám sát đối với lựa chọn nhà thầu của đơn vị tổ chức thầu sẽ căn cứ vào những nội dung nêu trên để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?