Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được giới hạn ở phạm vi nào? Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn bao gồm những nội dung gì?
Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được giới hạn ở phạm vi nào?
Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được giới hạn ở phạm vi nào? (Hình từ internet)
Theo Điều 6 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Phạm vi giám sát
1- Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) giám sát các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.
2- Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo quản lý của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
3- Đối với những nơi có văn phòng ủy ban kiểm tra thì văn phòng ủy ban kiểm tra là cơ quan giúp việc cho Ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và quyền giám sát theo quy định.
Căn cứ trên quy định phạm vi giám sát trong tổ chức công đoàn được quy định như sau:
- Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp (từ cơ sở trở lên) giám sát các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý của mình.
- Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát các đối tượng và nội dung thuộc phạm vi lãnh đạo quản lý của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
- Đối với những nơi có văn phòng ủy ban kiểm tra thì văn phòng ủy ban kiểm tra là cơ quan giúp việc cho Ủy ban kiểm tra thực hiện nhiệm vụ và quyền giám sát theo quy định.
Công tác giám sát của các cấp công đoàn đối với những đối tượng thuộc phạm vi lãnh đạo quản lý của mình được quy định ra sao?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:
Đối tượng giám sát
...
2- Phân cấp việc giám sát của các cấp công đoàn:
a) Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn giám sát: Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch, Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
b) Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giám sát: Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các ban tham mưu của Tổng Liên đoàn; các tổ chức công đoàn và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, cán bộ thuộc diện Tổng Liên đoàn quản lý.
c) Ban chấp hành công đoàn các cấp từ cơ sở trở lên giám sát: Ban thường vụ công đoàn, thường trực công đoàn cùng cấp; ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp; ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ công đoàn cùng cấp.
d) Ban thường vụ công đoàn các cấp từ cơ sở trở lên giám sát: Thường trực công đoàn, ủy ban kiểm tra, các ban tham mưu, giúp việc của công đoàn cùng cấp; tổ chức công đoàn cấp dưới trực thuộc, ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp và cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc cấp mình quản lý.
đ) Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát: Ủy viên ban chấp hành và cán bộ công đoàn cùng cấp (kể cả chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ); ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn cấp dưới (trước hết là tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi công đoàn cấp mình quản lý); cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc diện công đoàn cấp mình quản lý.
e) Các cơ quan tham mưu, giúp việc của công đoàn giám sát: Cơ quan tham mưu, giúp việc của công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc lĩnh vực mình quản lý; thành viên trong cơ quan mình và cán bộ thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Theo đó, chủ thể giám sát sẽ thực hiện giám sát đối với những đối tượng thuộc phạm vi lãnh đạo quản lý của mình theo từng cấp trong tổ chức công đoàn như sau:
- Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn giám sát:
+ Đoàn Chủ tịch, Thường trực Đoàn Chủ tịch,
+ Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn.
- Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn giám sát:
+ Ủy ban Kiểm tra Tổng Liên đoàn, các ban tham mưu của Tổng Liên đoàn;
+ Các tổ chức công đoàn và đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, cán bộ thuộc diện Tổng Liên đoàn quản lý.
- Ban chấp hành công đoàn các cấp từ cơ sở trở lên giám sát:
+ Ban thường vụ công đoàn, thường trực công đoàn cùng cấp; ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp;
+ Ủy viên ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ công đoàn cùng cấp.
- Ban thường vụ công đoàn các cấp từ cơ sở trở lên giám sát:
+ Thường trực công đoàn, ủy ban kiểm tra, các ban tham mưu, giúp việc của công đoàn cùng cấp;
+ Tổ chức công đoàn cấp dưới trực thuộc, ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp và cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc cấp mình quản lý.
- Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp giám sát:
+ Ủy viên ban chấp hành và cán bộ công đoàn cùng cấp (kể cả chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ);
+ Ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực công đoàn cấp dưới (trước hết là tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc phạm vi công đoàn cấp mình quản lý);
+ Cán bộ công đoàn cấp dưới thuộc diện công đoàn cấp mình quản lý.
- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của công đoàn giám sát: Cơ quan tham mưu, giúp việc của công đoàn cấp dưới trực tiếp thuộc lĩnh vực mình quản lý;
+ Thành viên trong cơ quan mình và cán bộ thuộc lĩnh vực mình quản lý.
Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 9 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định về nội dung giám sát trong tổ chức công đoàn được phân thành 02 nội dung như sau:
(1) Nội dung giám sát đối với cán bộ công đoàn:
- Việc chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết, quy định, quyết định của công đoàn.
- Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, chế độ công tác.
- Việc thực hiện kê khai tài sản.
- Việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
- Các biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
(2) Nội dung giám sát đối với tổ chức, tập thể:
- Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức, hoạt động, quy chế làm việc, chế độ công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ.
- Việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức, thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn.
- Việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch công tác của tổ chức, đơn vị.
- Việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo.
- Việc ban hành các văn bản theo chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của tổ chức công đoàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?