Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo những phương pháp nào? Kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý ra sao?

Tôi muốn hỏi là có bao nhiêu nhóm chủ thể có quyền thực hiện giám sát trong tổ chức công đoàn? Chủ thể giám sát trong tổ chức công đoàn thực hiện giám sát những đối tượng giám sát theo những phương pháp nào? Kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý ra sao? - câu hỏi của anh Tính (TP. HCM)

Có bao nhiêu nhóm chủ thể có quyền thực hiện giám sát trong tổ chức công đoàn?

Theo Điều 7 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:

Chủ thể giám sát
Ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trở lên; các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tổng Liên đoàn, của liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Căn cứ quy định trên thì có 03 nhóm chủ thể có quyền thực hiện giám sát trong tổ chức công đoàn, bao gồm:

- Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn,

- Ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở trở lên;

- Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tổng Liên đoàn, của liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.

Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo những phương pháp nào?

giám sát trong tổ chức công đoàn

Công tác giám sát trong tổ chức công đoàn được thực hiện theo những phương pháp nào? (Hình từ internet)

Theo Điều 11 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:

Phương pháp giám sát
1- Phương pháp giám sát trực tiếp:
a) Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Thực hiện đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của công đoàn.
- Nghe tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp báo cáo.
- Cử thành viên dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát.
- Quan sát, tìm hiểu, gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
b) Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:
- Dự các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.
- Theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của công đoàn cấp dưới.
- Tham gia các đoàn công tác của công đoàn cùng cấp.
- Gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.
- Đôn đốc, theo dõi việc chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật, kết quả giám sát chuyên đề.
2- Phương pháp giám sát gián tiếp:
a) Xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
b) Nghiên cứu, xem xét các văn bản, báo cáo; kết luận về các cuộc kiểm tra, thông báo về kết quả giám sát; kết quả đánh giá thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.
c) Ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; dư luận xã hội, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.
d) Xem xét đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, đoàn viên, CNVC LĐ gửi đến tổ chức công đoàn.

Như vậy, căn cứ quy định trên thì chủ thể giám sát trong tổ chức công đoàn thực hiện giám sát theo 02 phương pháp:

(1) Phương pháp giám sát trực tiếp.

- Ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:

+ Thực hiện đối thoại, chất vấn tại các kỳ hội nghị của công đoàn.

+ Nghe tổ chức công đoàn cấp dưới trực tiếp báo cáo.

+ Cử thành viên dự các cuộc họp, hội nghị của đối tượng giám sát.

+ Quan sát, tìm hiểu, gặp gỡ, giao tiếp, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.

- Ủy ban kiểm tra các cấp giám sát trực tiếp bằng cách:

+ Dự các cuộc họp của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

+ Theo dõi lĩnh vực, địa bàn, dự các cuộc họp, hội nghị của công đoàn cấp dưới.

+ Tham gia các đoàn công tác của công đoàn cùng cấp.

+ Gặp gỡ, trao đổi, góp ý với đối tượng giám sát.

+ Đôn đốc, theo dõi việc chấp hành kết luận kiểm tra, quyết định kỷ luật, kết quả giám sát chuyên đề.

(2) Phương pháp giám sát gián tiếp:

- Xem xét báo cáo hoạt động của tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

- Nghiên cứu, xem xét các văn bản, báo cáo; kết luận về các cuộc kiểm tra, thông báo về kết quả giám sát; kết quả đánh giá thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao của công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

- Ý kiến trao đổi, phản ánh, kiến nghị, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Thanh tra nhà nước, Mặt trận Tổ quốc; dư luận xã hội, phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xem xét đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của cán bộ, đoàn viên, CNVC LĐ gửi đến tổ chức công đoàn.

Kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý ra sao?

Theo Điều 13 Quy định về Giám sát trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 833/QĐ-TLĐ năm 2018 quy định như sau:

Xử lý kết quả giám sát
1- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích hợp theo thẩm quyền với đối tượng giám sát về những vấn đề cần thiết.
2- Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
3- Yêu cầu đối tượng giám sát sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có).
4- Yêu cầu tổ chức công đoàn và lãnh đạo có thẩm quyền chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.
5- Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì chủ thể giám sát có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra vụ việc.

Theo đó, kết quả giám sát trong tổ chức công đoàn sẽ được xử lý như sau:

- Kịp thời nhắc nhở, lưu ý, cảnh báo bằng các hình thức thích hợp theo thẩm quyền với đối tượng giám sát về những vấn đề cần thiết.

- Nhận xét, đánh giá kết quả giám sát; xem xét trách nhiệm của đối tượng giám sát; xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.

- Yêu cầu đối tượng giám sát sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm và khắc phục hậu quả (nếu có).

- Yêu cầu tổ chức công đoàn và lãnh đạo có thẩm quyền chỉ đạo đối tượng giám sát chấp hành thông báo kết quả giám sát.

- Qua giám sát, nếu phát hiện có dấu hiệu sai phạm thì chủ thể giám sát có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định kiểm tra vụ việc.


Công đoàn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đối tượng nào đóng đoàn phí công đoàn? Đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Việc xem xét quyết định kỷ luật công đoàn được thực hiện bằng hình thức gì? 03 trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật đoàn viên công đoàn?
Pháp luật
Đã có Luật Công đoàn 2024 số 50/2024/QH/15 đúng không? Tải về file Luật Công đoàn 2024 ở đâu?
Pháp luật
Thể lệ Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 thế nào? Cơ cấu giải thưởng Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5?
Pháp luật
Có bắt buộc doanh nghiệp phải tham gia công đoàn cho tất cả người lao động hay không? Công đoàn có trách nhiệm như thế nào trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động?
Pháp luật
Trách nhiệm của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh trong quản lý tài chính, tài sản công đoàn quy định thế nào?
Pháp luật
Người lao động không tham gia công đoàn thì có được trừ khoản đoàn phí khi tính thuế thu nhập cá nhân không?
Pháp luật
Công đoàn là gì? Mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất năm 2022 và quyền lợi khi gia nhập công đoàn trong doanh nghiệp?
Pháp luật
Có được gia nhập tổ chức công đoàn đối với người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không?
Pháp luật
Tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại cơ sở được quy định như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện tham gia ban chấp hành công đoàn trong đơn vị sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công đoàn
6,549 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công đoàn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào