Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo mục đích nào? Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán có các nhiệm vụ như thế nào?
Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo mục đích nào?
Căn cứ tại Điều 1 Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014, có quy định về mục đích công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán như sau:
Mục đích công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán
1. Đảm bảo các quy trình nghiệp vụ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước.
2. Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp trong hệ thống KBNN.
3. Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác kế toán nghiệp vụ tại đơn vị
Như vậy, theo quy định trên thì công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo mục đích sau:
- Đảm bảo các quy trình nghiệp vụ kế toán được thực hiện theo đúng chế độ quy định, đảm bảo an toàn tiền và tài sản của Nhà nước.
- Phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm, áp dụng các biện pháp xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền đã được phân cấp trong hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá những tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương hướng, biện pháp khắc phục nhằm tăng cường hiệu quả, chất lượng công tác kế toán nghiệp vụ tại đơn vị.
Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo mục đích nào? (Hình từ Internet)
Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước có các nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014, có quy định về nhiệm vụ của công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán như sau:
Nhiệm vụ của công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán
1. Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ kế toán phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kế toán tại đơn vị; công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác thuộc bộ máy kế toán nhà nước trong Hệ thống Kho bạc Nhà nước.
2. Kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin báo cáo của các đơn vị KBNN thông qua báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các báo cáo khác.
3. Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm soát nghiệp vụ kế toán, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện tại các đơn vị thuộc hệ thống KBNN.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước có các nhiệm vụ như sau:
- Kiểm soát tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ kế toán phát sinh; tính hiệu lực, hiệu quả của hoạt động kế toán tại đơn vị; công tác tổ chức và điều hành hoạt động thực hiện nhiệm vụ được giao và các hoạt động khác thuộc bộ máy kế toán nhà nước trong Hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Kiểm soát chất lượng và độ tin cậy của các thông tin báo cáo của các đơn vị Kho bạc Nhà nước thông qua báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các báo cáo khác.
- Xây dựng báo cáo về kết quả kiểm soát nghiệp vụ kế toán, tình hình xử lý các vi phạm đã được phát hiện tại các đơn vị thuộc hệ thống Kho bạc Nhà nước.
Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014, có quy định về yêu cầu của công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán như sau:
Yêu cầu của công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán
1. Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán tại các đơn vị KBNN phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng công chức làm kế toán nghiệp vụ. Hoạt động kiểm soát nghiệp vụ kế toán tại từng đơn vị KBNN phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.
2. Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục. Các đơn vị KBNN phải có biện pháp phổ biến, tuyên truyền để công chức trong đơn vị mình đều có trách nhiệm tham gia công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán một cách toàn diện trước, trong và sau khi hạch toán kế toán.
Như vậy, theo quy định trên thì công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong Kho bạc Nhà nước phải bảo đảm các yêu cầu như sau:
- Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán tại các đơn vị KBNN phải đảm bảo thực hiện ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng công chức làm kế toán nghiệp vụ. Hoạt động kiểm soát nghiệp vụ kế toán tại từng đơn vị Kho bạc Nhà nước phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc, trung thực và khách quan.
- Công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán phải đảm bảo tính thường xuyên, liên tục. Các đơn vị Kho bạc Nhà nước phải có biện pháp phổ biến, tuyên truyền để công chức trong đơn vị mình đều có trách nhiệm tham gia công tác kiểm soát nghiệp vụ kế toán một cách toàn diện trước, trong và sau khi hạch toán kế toán.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn//upload/bds/LNT/6-11/khoan-chi.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/241201/tk-thanh-toan-tap-trung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/28-11-2024/ke-toan-NSNN.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/131104/ky-ke-toan-ngan-sach-nha-nuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/021024/kho-bac-nha-nuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/thay-doi-mau-dau.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/Kho-bac-nha-nuoc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NHPT/kho-bac-nha-nuoc-tuyen-dung.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/161023/Phieu-dang-ky-du-tuyen-cong-chuc-KBNN.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022/Hong%20Oanh/chi-ngan-sach-nha-nuoc-qua-kho-bac-nha-nuoc.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/LA/27-10%3D2022/ke-toan-truong-1.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người quản lý, sử dụng đường bộ là ai theo Luật Đường bộ mới? Phải lưu ý điều gì khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước?
- Lịch trình chạy xe là gì? Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có được ấn định lịch trình chạy xe không?
- Khối lượng toàn bộ của xe bao gồm những gì? Giới hạn khối lượng toàn bộ của xe ô tô có 4 trục là bao nhiêu?
- Địa điểm nộp và hồ sơ đăng ký thuế lần đầu đối với người nộp thuế là hộ kinh doanh, hộ gia đình, cá nhân 2025 ra sao?
- Khu vực cấm của công trình quốc phòng là gì? Phạm vi khu vực cấm của công trình quốc phòng và khu quân sự được xác định thế nào?