Công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được chuẩn bị và trực tiếp tiến hành kiểm tra như thế nào?

Xin hỏi, công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được chuẩn bị và trực tiếp tiến hành kiểm tra như thế nào? Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chị M.X ở Bắc Ninh.

Công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được chuẩn bị như thế nào?

Công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được chuẩn bị theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 14 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

Chuẩn bị kiểm tra
1. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hằng năm hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra có văn bản gửi đơn vị phối hợp (nếu có) đề nghị cử người tham gia đoàn kiểm tra.
2. Đơn vị phối hợp có văn bản cử người thanh gia đoàn kiểm tra, gửi đơn vị chủ trì kiểm tra để tổng hợp.
3. Đơn vị chủ trì kiểm tra trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Quy định này phê duyệt, ký Quyết định kiểm tra (Mẫu số 03-KT). Trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra ký quyết định thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra (Mẫu số 04-KT, Mẫu số 05-KT).
4. Căn cứ Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng Kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra Quyết định kiểm tra hoặc người được giao phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 06-KT) và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm đúng quy định.
...

Theo đó, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra hằng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc yêu cầu kiểm tra đột xuất, đơn vị chủ trì kiểm tra có văn bản gửi đơn vị phối hợp (nếu có) đề nghị cử người tham gia đoàn kiểm tra.

Đơn vị phối hợp có văn bản cử người thanh gia đoàn kiểm tra, gửi đơn vị chủ trì kiểm tra để tổng hợp.

Đơn vị chủ trì kiểm tra trình người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 7 của Quy định này phê duyệt, ký Quyết định kiểm tra (Mẫu số 03-KT). Trong trường hợp cần thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra, người ra Quyết định kiểm tra ký quyết định thay đổi, bổ sung thành viên đoàn kiểm tra (Mẫu số 04-KT, Mẫu số 05-KT).

Căn cứ Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra xây dựng Kế hoạch tiến hành kiểm tra, trình người ra Quyết định kiểm tra hoặc người được giao phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra (Mẫu số 06-KT) và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm đúng quy định.

Tải mẫu Mẫu số 03-KT Quyết định kiểm tra mới nhất tại đây:

Tải về

Tải mẫu Mẫu số 04-KT Quyết định về việc thay đổi thành viên đoàn kiểm tra mới nhất tại đây: Tải về

Tải mẫu Mẫu số 05-KT Quyết định về việc bổ sung thành viên đoàn kiểm tra mới nhất tại đây: Tải về

Tải mẫu Mẫu số 06-KT Kế hoạch tiến hành kiểm tra mới nhất tại đây:

Tải về

công tác kiểm tra

Công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ Internet)

Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo được thực hiện như thế nào?

Công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo được chuẩn bị theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

Chuẩn bị kiểm tra
...
5. Việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo được thực hiện như sau:
a) Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì, chỉ đạo các thành viên xây dựng văn bản kèm theo đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo;
b) Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra (trừ kiểm tra đột xuất), Trưởng đoàn kiểm tra ký, gửi văn bản kèm theo Quyết định kiểm tra, đề cương yêu cầu báo cáo cho đối tượng kiểm tra. Văn bản gửi đối tượng kiểm tra ghi rõ địa điểm, thời gian, thành phần, nội dung làm việc của đối tượng kiểm tra và đoàn kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo đề cương.

Theo quy định trên, việc xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo được thực hiện như sau:

- Trưởng đoàn kiểm tra chủ trì, chỉ đạo các thành viên xây dựng văn bản kèm theo đề cương yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo;

- Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra (trừ kiểm tra đột xuất), Trưởng đoàn kiểm tra ký, gửi văn bản kèm theo Quyết định kiểm tra, đề cương yêu cầu báo cáo cho đối tượng kiểm tra. Văn bản gửi đối tượng kiểm tra ghi rõ địa điểm, thời gian, thành phần, nội dung làm việc của đối tượng kiểm tra và đoàn kiểm tra; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo đề cương.

Trực tiếp tiến hành kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?

Trực tiếp tiến hành công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo quy định tại Điều 15 Quy định về công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 như sau:

Tiến hành kiểm tra
1. Việc tiến hành kiểm tra được tiến hành trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo Kế hoạch tiến hành kiểm tra. Cụ thể như sau:
a) Thu nhận báo cáo của đối tượng kiểm tra; nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá văn bản báo cáo của đối tượng kiểm tra và các thông tin, hồ sơ, tài liệu đã thu thập được; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Trong quá trình kiểm tra trực tiếp, khi cần thiết đoàn kiểm tra làm việc với các đơn vị, bộ phận, công chức, viên chức, người có liên quan để xác minh nội dung kiểm tra. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, xác minh, đoàn kiểm tra lập biên bản làm việc.
2. Kết thúc kiểm tra trực tiếp, Trưởng đoàn kiểm tra thông báo về thời gian kết thúc kiểm tra trực tiếp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức là đối tượng kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra (theo Mẫu số 07-KT).

Như vậy, việc tiến hành kiểm tra được tiến hành trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo Kế hoạch tiến hành kiểm tra. Cụ thể như sau:

- Thu nhận báo cáo của đối tượng kiểm tra; nghiên cứu, phân tích, nhận xét, đánh giá văn bản báo cáo của đối tượng kiểm tra và các thông tin, hồ sơ, tài liệu đã thu thập được; yêu cầu đối tượng kiểm tra báo cáo, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra;

- Trong quá trình kiểm tra trực tiếp, khi cần thiết đoàn kiểm tra làm việc với các đơn vị, bộ phận, công chức, viên chức, người có liên quan để xác minh nội dung kiểm tra. Sau khi kết thúc việc kiểm tra, xác minh, đoàn kiểm tra lập biên bản làm việc.

Kết thúc kiểm tra trực tiếp, Trưởng đoàn kiểm tra thông báo về thời gian kết thúc kiểm tra trực tiếp với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức là đối tượng kiểm tra và lập Biên bản kiểm tra (theo Mẫu số 07-KT).

Tải mẫu Mẫu số 07-KT Biên bản kiểm tra mới nhất tại đây:

Tải về

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Từ 5/1/2025, Hội đồng đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư 15 được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đánh giá, nghiệm thu cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 05/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo dữ liệu tiềm lực khoa học và công nghệ thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo theo Thông tư 15 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài cấp bộ từ ngày 5/1/2025 gồm những gì?
Pháp luật
Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Quản lý, sử dụng mạng máy tính đối với các Hệ thống thông tin của Bộ giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Quản lý, sử dụng mạng máy tính đối với hệ thống tài khoản sử dụng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Các hoạt động bảo vệ an ninh mạng của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Quy định về giám sát an toàn, an ninh thông tin mạng của Bộ giáo dục và Đào tạo từ ngày 30/10/2024 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Giáo dục và Đào tạo
699 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Giáo dục và Đào tạo

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Giáo dục và Đào tạo

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào