Công tác kiểm tra đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia cần đảm bảo thực hiện theo những hình thức nào? Thời hạn bảo quản thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định bao lâu?
Túi chính bảo quản và túi bảo vệ thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định những gì?
Căn cứ theo Mục 4.2.3, Mục 4.2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia có quy định về túi chính bảo quản và túi bảo vệ thóc tẻ dự trữ quốc gia như sau:
"4.2.3. Túi chính bảo quản
Túi chính bảo quản để bọc kín lô thóc được gia công từ màng PVC. Màng PVC được gắn kết với nhau bằng keo dán PVC hoặc bằng các thiết bị dán nhiệt chuyên dụng theo kích thước của lô thóc, đảm bảo độ kín các đường dán trong quá trình gắn kết các tấm màng PVC với nhau.
4.2.4. Túi bảo vệ
- Đối với thóc đổ rời: Túi bảo vệ được gia công từ bạt PP (polypropylen) và không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng thóc trong quá trình bảo quản. Túi bảo vệ gồm 2 lớp (lớp túi bảo vệ ngoài tiếp xúc với tường, nền kho; lớp túi bảo vệ trong tiếp xúc với thóc) để giữ cho túi chính không bị xây xước, rách thùng trong quá trình nhập, bảo quản và xuất thóc. Kích thước túi bảo vệ ngoài và túi bảo vệ trong phù hợp với kích thước túi chính, chiều cao túi bảo vệ trong lớn hơn chiều cao lô thóc 30 cm đến 40 cm.
- Đối với thóc đóng bao: túi bảo vệ gồm hai lớp bạt PP ở trên và dưới tấm sàn (màng PVC)."
Công tác kiểm tra đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia cần đảm bảo thực hiện theo những hình thức nào?
Tại Mục 4.2.3, Mục 4.2.4 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định công tác kiểm tra đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia cần đảm bảo thực hiện như sau:
"4.4.7. Công tác kiểm tra
4.4.7.1. Kiểm tra hàng ngày
- Đối với thóc bảo quản trong điều kiện áp suất thấp: Hàng ngày theo dõi độ kín của lô thóc; trước mỗi lần hút khí ghi chép mức độ chênh lệch cột nước.
- Đối với thóc bảo quản bổ sung khí N2: Kiểm tra phát hiện các diễn biến bất thường về mức độ căng phồng của màng phủ lô thóc. Xác định nguyên nhân màng bị thủng, rò rỉ khí và có giải pháp khắc phục kịp thời.
- Theo dõi và ghi chép nhiệt độ khối hạt và quan sát hiện tượng đọng sương (nếu có).
4.4.7.2. Kiểm tra định kỳ
- Hàng tháng, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan màu sắc, mùi, côn trùng sống, tình trạng nấm mốc, độ ẩm và hạt vàng của lô thóc.
- Đối với thóc bảo quản bổ sung khí N2: Mỗi tháng kiểm tra nồng độ khí N2 trong lô thóc một lần, theo dõi diễn biến của nồng độ khí có trong lô thóc để kịp thời có biện pháp xử lý.
- Hàng quý, lấy mẫu đưa về đơn vị dự trữ quốc gia kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan màu sắc, mùi, côn trùng sống, tình trạng nấm mốc, độ ẩm và hạt vàng của lô thóc.
4.4.7.3. Kiểm tra bất thường
Kiểm tra tình hình chất lượng, công tác bảo quản khi có sự cố xảy ra hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên."
Theo đó, công tác kiểm tra đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia cần đảm bảo thực hiện theo 3 hình thức kiểm tra đó là kiểm tra hàng ngày, kiểm tra định kỳ và kiểm tra bất thường.
Công tác kiểm tra đối với thóc tẻ dự trữ quốc gia cần đảm bảo thực hiện theo những hình thức nào? Thời hạn bảo quản thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn bảo quản thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định bao lâu? Nhiệt độ của nhà kho phải đảm bảo ở mức độ nào cho phù hợp?
Theo quy định tại Mục 5.1, Mục 5.8 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC về Thóc tẻ dự trữ quốc gia quy định yêu cầu về nhà kho và thời hạn bảo quản thóc như sau:
"5.1. Yêu cầu về nhà kho
- Kho bảo quản thóc dự trữ phải là loại kho kín, mái che chống nắng, mưa, gió, bão... đảm bảo ngăn được tác động trực tiếp của các yếu tố thời tiết.
- Tường và nền kho không bị thấm, ẩm ướt, đọng sương trong mùa mưa ẩm, mặt nền kho đảm bảo phẳng, nhẵn, chịu tải trọng tối thiểu 3 tấn/m2.
- Hệ thống cửa kho phải đảm bảo kín và ngăn ngừa động vật gây hại và côn trùng, vi sinh vật hại lây nhiễm, thuận tiện khi thông gió tự nhiên.
- Kho chứa thóc phải thường xuyên sạch, trong kho không có mùi lạ; xung quanh kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt, cách ly các nguồn nhiễm bẩn, hóa chất. Yêu cầu kỹ thuật cụ thể đối với kho bảo quản thóc:
+ Kho thoáng mát, nhiệt độ trong kho không lớn hơn 35°C đối với kho A1 mái tôn và kho K; không lớn hơn 32°C đối với kho cuốn, kho A1 cải tiến, kho I.
+ Độ ẩm tương đối trong kho không lớn hơn 80%.
Khi vượt quá yêu cầu quy định, các đơn vị dự trữ quốc gia phải có biện pháp khắc phục để đảm bảo theo đúng điều kiện bảo quản.
...
5.8. Thời hạn bảo quản
- Thóc bảo quản tại miền Bắc, miền Trung: Thời gian lưu kho đến 30 tháng.
- Thóc bảo quản tại miền Nam: Thời gian lưu kho đến 18 tháng."
Như vậy, về thời hạn bảo quản thóc thì đối với thóc bảo quản tại miền Bắc, miền Trung: Thời gian lưu kho đến 30 tháng. Thóc bảo quản tại miền Nam: Thời gian lưu kho đến 18 tháng.
Ngoài ra các yêu cầu về nhà kho phải đảm bảo thực hiện theo Mục 5.1 uy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 14: 2020/BTC, cụ thể thì kho phải thoáng mát, nhiệt độ trong kho không lớn hơn 35°C đối với kho A1 mái tôn và kho K; không lớn hơn 32°C đối với kho cuốn, kho A1 cải tiến, kho I.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?