Công tác phiên dịch của hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có quy định như thế nào? Cán bộ tham gia hoạt động đối ngoại có trang phục như thế nào?
Công tác phiên dịch của hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có quy định như thế nào?
Căn cứ tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quy chế làm việc trong hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 712/QĐ-TCDT năm 2011, có quy định về công tác biên, phiên dịch phục vụ hoạt động đối ngoại như sau:
Công tác biên, phiên dịch phục vụ hoạt động đối ngoại
1.Nội dung của công tác biên dịch, phiên dịch
1.1. Công tác biên dịch, hiệu đính tài liệu bao gồm:
a) Các văn bản gửi đi cho đối tác nước ngoài và nhận được từ đối tác nước ngoài.
b) Tài liệu phục vụ Lãnh đạo Tổng cục làm việc với đối tác nước ngoài.
c) Tài liệu nghiên cứu, tham khảo.
d) Các tài liệu khác để phục vụ cho công tác đối ngoại.
1.2. Công tác phiên dịch gồm
a) Phiên dịch cho Lãnh đạo Tổng cục tiếp và làm việc với khách nước ngoài, tham dự các hoạt động đối ngoại, tham dự hội nghị, hội thảo, lễ ký kết văn kiện với đối tác nước ngoài và các đoàn ra.
b) Phiên dịch cho cuộc tiếp và làm việc với khách nước ngoài của các đơn vị thuộc Tổng cục (trừ các cuộc làm việc có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các dự án, chương trình trợ giúp kỹ thuật).
Như vậy, theo quy định trên thì công tác phiên dịch của hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có quy định như sau:
- Phiên dịch cho Lãnh đạo Tổng cục tiếp và làm việc với khách nước ngoài, tham dự các hoạt động đối ngoại, tham dự hội nghị, hội thảo, lễ ký kết văn kiện với đối tác nước ngoài và các đoàn ra.
- Phiên dịch cho cuộc tiếp và làm việc với khách nước ngoài của các đơn vị thuộc Tổng cục (trừ các cuộc làm việc có liên quan trực tiếp đến hoạt động của các dự án, chương trình trợ giúp kỹ thuật).
Công tác phiên dịch của hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ khi tham gia các hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có trang phục như thế nào?
Căn cứ tại Điều 22 Quy chế làm việc trong hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 712/QĐ-TCDT năm 2011, có quy định về trang phục trong công tác đối ngoại như sau:
Trang phục trong công tác đối ngoại
1. Mọi cán bộ, công chức khi tham gia các hoạt động đối ngoại phải mặc trang phục phù hợp với nghi lễ ngoại giao.
2. Tuỳ theo thời tiết cụ thể, cán bộ công chức phải mặc trang phục phù hợp.
a) Đối với nam giới: Trang phục đối ngoại bao gồm áo sơ mi, quần âu, bộ ký giả, bộ com-lê, thắt cra-vát, đi giầy hoặc dép có quai.
b) Đối với nữ giới: Trang phục đối ngoại bao gồm: bộ quần áo âu, bộ váy, bộ áo dài truyền thống, đi giầy hoặc dép có quai.
3. Đối với các buổi lễ, các cuộc đón tiếp, hội đàm, chiêu đãi...có tính chất chính thức của Tổng cục, cán bộ, công chức phải mặc trang phục theo đúng yêu cầu ghi cụ thể trong giấy mời.
Như vậy, theo quy định trên thì trang phục của cán bộ khi tham gia các hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước có quy định như sau:
- Mọi cán bộ khi tham gia các hoạt động đối ngoại phải mặc trang phục phù hợp với nghi lễ ngoại giao;
- Tùy theo thời tiết cụ thể thì cán bộ phải mặc trang phục phù hợp;
- Đối với các buổi lễ, các cuộc đón tiếp, hội đàm, chiêu đãi...có tính chất chính thức của Tổng cục, cán bộ, công chức phải mặc trang phục theo đúng yêu cầu ghi cụ thể trong giấy mời.
Hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước được tuyên truyền như thế nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy chế làm việc trong hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 712/QĐ-TCDT năm 2011, có quy định về tuyên truyền các hoạt động đối ngoại như sau:
Tuyên truyền các hoạt động đối ngoại
1. Đối với các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Tổng cục, căn cứ vào nội dung và tính chất của cuộc gặp, Văn phòng chủ trì mời các báo của ngành để đưa tin.
2. Đối với các sự kiện đối ngoại lớn, các đoàn ra và vào cấp cao, căn cứ vào nội dung và tầm quan trọng của từng đoàn, Văn phòng chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền phù hợp (trước, trong và sau các sự kiện đối ngoại) trên các phương tiện thông tin đại chúng, chụp ảnh lưu niệm, tổ chức họp báo...
Như vậy, theo quy định thì hoạt động đối ngoại của Tổng Cục Dự trữ Nhà nước được tuyên truyền như sau:
- Đối với các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Tổng cục, căn cứ vào nội dung và tính chất của cuộc gặp, Văn phòng chủ trì mời các báo của ngành để đưa tin;
- Đối với các sự kiện đối ngoại lớn, các đoàn ra và vào cấp cao, căn cứ vào nội dung và tầm quan trọng của từng đoàn, Văn phòng chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động tuyên truyền phù hợp (trước, trong và sau các sự kiện đối ngoại) trên các phương tiện thông tin đại chúng, chụp ảnh lưu niệm, tổ chức họp báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?