Công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được thực hiện theo các hình thức nào? Gồm những nội dung gì?
Công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định như sau:
Nguyên tắc phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an các đơn vị, địa phương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải.
3. Bảo đảm sự chủ động, kịp thời và có sự trao đổi thống nhất khi phối hợp giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường sắt (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Theo đó, công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt, quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công an các đơn vị, địa phương và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc ngành giao thông vận tải.
- Bảo đảm sự chủ động, kịp thời và có sự trao đổi thống nhất khi phối hợp giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường sắt (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác).
Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt (Hình từ Internet)
Thực hiện việc phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo những nội dung nào?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định như sau:
Nội dung công tác phối hợp
1. Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt và tổ chức triển khai thực hiện. Đề xuất hoặc kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
3. Đấu tranh phòng, chống và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt; bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường sắt; bảo vệ các chuyến tàu đặc biệt; bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; thực hiện cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, cháy nổ gây trở ngại giao thông đường sắt.
4. Cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu có liên quan đến tình hình công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
5. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên đường sắt và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ) trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Theo đó, nội dung công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt bao gồm:
- Tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường sắt và tổ chức triển khai thực hiện. Đề xuất hoặc kiến nghị các giải pháp phòng ngừa tai nạn giao thông đường sắt; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Đấu tranh phòng, chống và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt; bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt; điều tra, giải quyết các vụ tai nạn giao thông đường sắt; bảo vệ các chuyến tàu đặc biệt; bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy; thực hiện cứu nạn, cứu hộ; khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, cháy nổ gây trở ngại giao thông đường sắt.
- Cung cấp, trao đổi thông tin, số liệu có liên quan đến tình hình công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt; công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên đường sắt và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân trực tiếp làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được thực hiện theo các hình thức nào?
Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 08/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định như sau:
Hình thức phối hợp
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
2. Thành lập tổ chức công tác liên ngành kiểm tra tình hình, công tác bảo đảm trật tự giao thông đường sắt và giải quyết những vấn đề liên quan.
3. Tổ chức họp giao ban liên ngành trao đổi thông tin; tham mưu cấp có thẩm quyền đề ra biện pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
4. Thường xuyên trao đổi thông tin; định kỳ cung cấp số liệu liên quan; tổ chức sơ kết, tổng kết các chuyên đề về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Theo đó, công tác phối hợp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được thực hiện theo các hình thức sau đây:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Thành lập tổ chức công tác liên ngành kiểm tra tình hình, công tác bảo đảm trật tự giao thông đường sắt và giải quyết những vấn đề liên quan.
- Tổ chức họp giao ban liên ngành trao đổi thông tin; tham mưu cấp có thẩm quyền đề ra biện pháp, kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
- Thường xuyên trao đổi thông tin; định kỳ cung cấp số liệu liên quan; tổ chức sơ kết, tổng kết các chuyên đề về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?