Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào? Các nguồn lực bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước bố trí bao gồm những nguồn nào? Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường được lấy từ những nguồn nào? Câu hỏi của anh Cường từ Hải Dương.

Các nguồn lực bảo vệ môi trường do cơ quan nhà nước bố trí bao gồm những nguồn nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về nguồn lực bảo vệ môi trường như sau:

Nguồn lực cho bảo vệ môi trường
1. Nhà nước bố trí nguồn lực thực hiện hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:
a) Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải;
b) Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường;
c) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường;
d) Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường;
đ) Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu;
e) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ môi trường;
g) Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường;
h) Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường;
i) Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, các nguồn lực bảo vệ mồi trường do cơ quan nhà nước bố trí gồm quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải; xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường;...và các nguồn lực khác theo quy định nêu trên.

Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường được lấy từ những nguồn nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường như sau:

Nguồn lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường
...
3. Nguồn lực thực hiện quy hoạch quy định tại điểm d khoản 9 Điều 151 Nghị định này do cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước; các nhiệm vụ quy định tại điểm o khoản 9 Điều 151 và điểm m khoản 9 Điều 152 Nghị định này do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường:
a) Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;
b) Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Việc huy động nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường quy định tại Điều 151 và Điều 152 Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan, trừ các nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b và c khoản 9 Điều 151, điểm a và điểm b khoản 9 Điều 152, các nhiệm vụ bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, nhiệm vụ thực hiện cần bảo đảm bí mật nhà nước.
5. Bộ Tài chính ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn việc lập, phân bổ dự toán ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn mức chi, phương pháp lập dự toán đối với các nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp bảo vệ môi trường.

Như vậy, nguồn vốn xã hội hóa cho bảo vệ môi trường được lấy từ những nguồn như:

- Nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường;

- Nguồn đóng góp, tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;

- Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào?

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào?

Công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường tại địa phương được Ủy ban nhân dân thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 1 Điều 152 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về việc quản lý chất thải bảo vệ môi trường như sau:

Hoạt động bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương
1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:
a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;
b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;
c) Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;
d) Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.
2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm:
Xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, hồ trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý của địa phương.
...

Theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân trong công tác quản lý, xử lý chất thải bảo vệ môi trường cần thực hiện các công tác sau:

- Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

- Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xử lý các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương;

- Xây dựng, hỗ trợ xây dựng công trình vệ sinh công cộng, phương tiện, thiết bị thu gom, quản lý, xử lý chất thải khu vực công cộng; công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ, chất thải;

- Xây dựng, sửa chữa, cải tạo hạ tầng bảo vệ môi trường của làng nghề thuộc trách nhiệm của địa phương.

Bảo vệ môi trường Tải về trọn bộ các văn bản Bảo vệ môi trường hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư sau khi được cấp giấy phép môi trường gồm các công trình nào?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân được quy định như thế nào theo Luật Bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Nội dung bảo vệ môi trường nước mặt có bao gồm việc đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt?
Pháp luật
Chính sách ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường? Các hoạt động đầu tư kinh doanh về bảo vệ môi trường nào được ưu đãi, hỗ trợ?
Pháp luật
Quy luật bảo vệ môi trường là gì? Nhà nước có chú trọng việc bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên?
Pháp luật
Môi trường là gì? Bảo vệ môi trường gồm những hoạt động nào? Có bao nhiêu hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu biên bản mở hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất?
Pháp luật
Việc quản lý chất thải trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay được quy định thế nào? Để giảm thiểu chất thải rắn phát sinh cần thông qua các giải pháp và nguyên tắc gì?
Pháp luật
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp được quy định như thế nào? Hộ gia đình nuôi heo xả nước thải ra sông bị xử lý ra sao?
Pháp luật
Khu dân cư như thế nào phải thực hiện xử lý nước thải? Ai có trách nhiệm trong việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư tập trung?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo vệ môi trường
2,479 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ môi trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ môi trường

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào