Công tác quản lý đường cao tốc có bao gồm việc tuần tra trên đường cao tốc hay không? Nhân viên tuần tra cần đáp ứng điều kiện gì?
Việc quản lý đường cao tốc thuộc trách nhiệm của cơ quan nhà nước nào?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 45/2018/TT-BGTVT) quy định về cơ quan nhà nước thực hiện quản lý đường cao tốc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan quản lý đường cao tốc là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý, khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc là doanh nghiệp dự án đối tác công tư (PPP) và doanh nghiệp được nhà nước giao đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình đường cao tốc (sau đây gọi chung là nhà đầu tư).
3. Đơn vị được giao tổ chức khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc (sau đây gọi là đơn vị khai thác, bảo trì) là chủ thể trực tiếp thực hiện việc khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc, được xác định trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi thông qua hợp đồng với cơ quan quản lý đường cao tốc hoặc với nhà đầu tư.
4. Tuần đường là hoạt động tuần tra, kiểm tra hàng ngày để theo dõi tình hình thực hiện phương án tổ chức giao thông, an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc của đơn vị khai thác, bảo trì và cá nhân thuộc đơn vị này khi được giao nhiệm vụ.
Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý đường cao tốc theo quy định hiện nay là Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Công tác quản lý đường cao tốc có bao gồm việc tuần tra trên đường cao tốc hay không? Nhân viên tuần tra cần đáp ứng điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Các cơ quan quản lý đường cao tốc sẽ tiến hành quản lý dựa trên những nội dung nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT quy định về nội dung công tác quản lý, khai thác công trình đường cao tốc như sau:
Nội dung công tác quản lý, khai thác công trình đường cao tốc
Lập, quản lý hồ sơ quản lý công trình đường cao tốc; công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác, tạm dừng khai thác; tổ chức giao thông trên đường cao tốc; quản lý tài sản, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc; thẩm định an toàn giao thông; quản lý thông tin trên đường cao tốc; tuần đường; xử lý tai nạn, sự cố trên đường cao tốc.
Theo quy định trên thì các cơ quan quản lý đường cao tốc sẽ tiến hành quản lý dưa trên những nội dung sau:
- Lập, quản lý hồ sơ quản lý công trình đường cao tốc;
- Công bố đưa công trình đường cao tốc vào khai thác, tạm dừng khai thác;
- Tổ chức giao thông trên đường cao tốc; quản lý tài sản, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc;
- Thẩm định an toàn giao thông;
- Quản lý thông tin trên đường cao tốc; tuần đường;
- Xử lý tai nạn, sự cố trên đường cao tốc.
Công tác quản lý đường cao tốc có bao gồm việc tuần tra trên đường cao tốc hay không? Nhân viên tuần tra cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 12 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 45/2018/TT-BGTVT) quy định về tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc như sau:
Tổ chức thực hiện quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc
1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý đường cao tốc:
a) Tổ chức tuần kiểm đường cao tốc theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP , Nghị định số 100/2013/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan; thực hiện công tác phòng, chống và khắc phục lụt, bão theo quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan;
c) Kiểm tra, giám sát nhà đầu tư, đơn vị khai thác, bảo trì công trình đường cao tốc thực hiện các quy định hiện hành.
....
Như vậy, việc tuần tra trên đường cao tốc cũng nằm trong nội dung quản lý đường cao tốc của cơ quan quản lý.
Nhân viên tuần tra đường cao tốc phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư 90/2014/TT-BGTVT như sau:
(1) Có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề chuyên ngành cầu, đường bộ; được đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tuần đường trên đường cao tốc; được đào tạo về sơ cấp cứu; hiểu biết pháp luật, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn và giải thích pháp luật về giao thông đường bộ;
(2) Khi thực hiện nhiệm vụ, nhân viên tuần đường phải được trang bị đồng phục có gắn vật liệu phản quang, có tên, phù hiệu của đơn vị khai thác bảo trì; phải đeo thẻ tên nhân viên tuần đường;
(3) Đội tuần đường khi làm nhiệm vụ trên đường cao tốc có ít nhất hai người để bố trí một người thực hiện hành động cảnh báo trong khi người còn lại thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?