Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào?

Cho tôi hỏi công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào? Các phương pháp đó bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào?

Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào?

Công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua phương pháp nào? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 12 Thông tư 129/2021/TT-BQP quy định về phương pháp thẩm định như sau:

Phương pháp thẩm định
1. Phương pháp thẩm định năng lực của tổ chức gồm: Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ và kiểm tra, đánh giá thực tế.
...

Theo đó, công tác thẩm định năng lực của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được thực hiện thông qua 02 phương pháp, bao gồm:

- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ;

- Kiểm tra, đánh giá thực tế.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ của tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung nào?

Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 129/2021/TT-BQP quy định về phương pháp thẩm định như sau:

Phương pháp thẩm định
...
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ gồm các nội dung sau
a) Cơ cấu tổ chức, lực lượng, trang bị;
b) Bằng cấp (chứng chỉ đào tạo), kinh nghiệm thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn của tổ chức đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn về tổ chức và kỹ thuật viên ĐT,KS, RPBM được các cơ quan có thẩm quyền công nhận;
c) Kinh nghiệm hoạt động, năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý dự án;
d) Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;
đ) Công tác đảm bảo hậu cần, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị;
e) Tình hình hoạt động tài chính;
g) Hệ thống quản lý dữ liệu, khả năng khai thác, quản lý, chia sẻ thông tin và lập bản đồ theo quy định tại TCVN 10299-10:2014;
h) Công tác đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch phát triển kỹ năng nhân viên phù hợp;
i) Công tác đảm bảo an toàn và chăm sóc y tế cho cán bộ và nhân viên;
k) Kinh nghiệm và khả năng phối hợp với các bên liên quan trong ĐT, KS, RPBM;
l) Chế độ, chính sách bảo hiểm cho nhân viên RPBM và các bên liên quan.
...

Theo đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá tính pháp lý trên hồ sơ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung sau đây:

- Cơ cấu tổ chức, lực lượng, trang bị;

- Bằng cấp (chứng chỉ đào tạo), kinh nghiệm thực tế của đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn của tổ chức đó theo yêu cầu, tiêu chuẩn về tổ chức và kỹ thuật viên điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ được các cơ quan có thẩm quyền công nhận;

- Kinh nghiệm hoạt động, năng lực xây dựng kế hoạch, quản lý dự án;

- Hệ thống quản lý chất lượng nội bộ;

- Công tác đảm bảo hậu cần, bảo dưỡng và sửa chữa trang thiết bị;

- Tình hình hoạt động tài chính;

- Hệ thống quản lý dữ liệu, khả năng khai thác, quản lý, chia sẻ thông tin và lập bản đồ theo quy định tại TCVN 10299-10:2014;

- Công tác đào tạo bổ sung nguồn nhân lực, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch phát triển kỹ năng nhân viên phù hợp;

- Công tác đảm bảo an toàn và chăm sóc y tế cho cán bộ và nhân viên;

- Kinh nghiệm và khả năng phối hợp với các bên liên quan trong điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ;

- Chế độ, chính sách bảo hiểm cho nhân viên rà phá bom mìn vật nổ và các bên liên quan.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tế đối với tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung nào?

Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 129/2021/TT-BQP quy định về phương pháp thẩm định như sau:

Phương pháp thẩm định
...
3. Kiểm tra, đánh giá thực tế
a) Kiểm tra tất cả các cơ sở quản lý, hậu cần và hành chính, cơ sở vật chất như kho tàng, bãi tập kết, trang thiết bị, thiết bị y tế và các khu vực bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị và cơ sở đào tạo;
b) Kiểm tra số lượng và chất lượng tất cả trang thiết bị chuyên dùng và trang thiết bị hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động RPBM;
c) Kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị phục vụ đào tạo và công tác QLTT;
d) Kiểm tra kỹ năng hành động thực tế của cán bộ, nhân viên theo chức trách và theo chuyên môn kỹ thuật được đào tạo;
đ) Kiểm tra hệ thống quản lý dữ liệu, quản lý chất lượng;
e) Kiểm tra năng lực hoạt động thực tế triển khai thí điểm RPBM tại thực địa của tất cả cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ RPBM.

Theo đó, phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tế đối với tổ chức điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ bao gồm các nội dung như sau:

- Kiểm tra tất cả các cơ sở quản lý, hậu cần và hành chính, cơ sở vật chất như kho tàng, bãi tập kết, trang thiết bị, thiết bị y tế và các khu vực bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị và cơ sở đào tạo;

- Kiểm tra số lượng và chất lượng tất cả trang thiết bị chuyên dùng và trang thiết bị hỗ trợ cho việc thực hiện hoạt động rà phá bom mìn vật nổ;

- Kiểm tra, đánh giá các trang thiết bị phục vụ đào tạo và công tác quản lý thông tin;

- Kiểm tra kỹ năng hành động thực tế của cán bộ, nhân viên theo chức trách và theo chuyên môn kỹ thuật được đào tạo;

- Kiểm tra hệ thống quản lý dữ liệu, quản lý chất lượng;

- Kiểm tra năng lực hoạt động thực tế triển khai thí điểm rà phá bom mìn vật nổ tại thực địa của tất cả cán bộ, nhân viên thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn vật nổ.

Bom mìn vật nổ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu hủy bom mìn vật nổ được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Bom mìn vật nổ là gì? Đảm bảo an toàn về con người khi rà phá bom mìn vật nổ như thế nào? Chuẩn bị mặt bằng trước khi rà phá ra sao?
Pháp luật
Khảo sát bom mìn vật nổ là gì? Khi hoạt động khảo sát bom mìn vật nổ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Pháp luật
Thế nào là điều tra bom mìn vật nổ? Định mức dự toán rà phá bom mìn vật nổ gồm có những mức nào?
Pháp luật
Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Công tác chuẩn bị để khảo sát xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì? Để điều tra xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ gồm các thiết bị nào?
Pháp luật
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Pháp luật
Trình tự thực hiện điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các bước thế nào? Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là gì?
Pháp luật
Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để chi hỗ trợ các hoạt động nào?
Pháp luật
Trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thế nào?
Pháp luật
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bom mìn vật nổ
995 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bom mìn vật nổ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bom mìn vật nổ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào