Công tác tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải được triển khai thực hiện theo quy trình như thế nào?
Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải được bố trí như thế nào?
Theo điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức việc tiếp công dân như sau:
Tổ chức việc tiếp công dân
1. Lịch tiếp công dân
a) Văn phòng Bộ bố trí lịch tiếp công dân của Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền) 01 ngày trong tháng và công bố trên Trang thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải;
...
Theo đó, văn phòng Bộ bố trí lịch tiếp công dân của Bộ trưởng (hoặc Thứ trưởng được Bộ trưởng ủy quyền) 01 ngày trong tháng và công bố trên Trang thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải.
Công tác tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải (Hình từ Internet)
Công tác tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải bao gồm những nội dung nào?
Theo Điều 6 Thông tư 39/2014/TT-BGTVT quy định về nội dung tiếp công dân như sau:
Nội dung tiếp công dân
1. Tiếp nhận khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quyền lợi của người khiếu nại.
2. Tiếp nhận tố cáo về hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ.
3. Tiếp nhận ý kiến đóng góp trong quản lý, xây dựng các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị.
4. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị.
5. Tiếp nhận thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
6. Tuyên truyền, phổ biến cho công dân biết về quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị khi công dân yêu cầu.
Theo đó, công tác tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải bao gồm những nội dung như sau:
- Tiếp nhận khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính và quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quyền lợi của người khiếu nại.
- Tiếp nhận tố cáo về hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc thực thi nhiệm vụ, công vụ.
- Tiếp nhận ý kiến đóng góp trong quản lý, xây dựng các chế độ chính sách thuộc lĩnh vực quản lý của đơn vị.
- Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị.
- Tiếp nhận thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
- Tuyên truyền, phổ biến cho công dân biết về quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị khi công dân yêu cầu.
Công tác tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải được triển khai thực hiện theo quy trình như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 39/2014/TT-BGTVT, công tác tiếp công dân của Bộ Giao thông vận tải được triển khai thực hiện theo quy trình như sau:
- Người tiếp công dân yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc giấy ủy quyền, ghi chép đầy đủ họ tên, địa chỉ của công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và yêu cầu công dân ký xác nhận vào Sổ tiếp công dân theo mẫu quy định tại Phụ lục I Thông tư 39/2014/TT-BGTVT.
Mẫu sổ tiếp công dân: TẢI VỀ
- Người tiếp công dân nghe công dân trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để ghi nhận.
- Trường hợp công dân đến gửi đơn thư:
+ Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết thì làm thủ tục tiếp nhận, ký giấy xác nhận tiếp nhận đơn thư và hồ sơ, tài liệu kèm theo (nếu có).
Trường hợp đơn thư chưa đầy đủ các thông tin theo quy định thì hướng dẫn công dân bổ sung, hoàn thiện lại đơn thư;
+ Đối với đơn thư không thuộc thẩm, quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
+ Đối với đơn thư vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh; hoặc đơn vừa có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết, vừa có nội dung không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân viết thành đơn riêng về từng nội dung.
- Trường hợp công dân đến không mang theo đơn thư mà trình bày trực tiếp:
+ Đối với nội dung khiếu nại thì hướng dẫn công dân viết thành đơn hoặc ghi lai nội dung khiếu nại và yêu cầu công dân ký tên hoặc điểm chỉ. Đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;
+ Đối với nội dung tố cáo thì hướng dẫn công dân viết thành đơn tố cáo hoặc ghi lại lời tố cáo (ghi âm lời tố cáo khi thấy cần thiết), bản ghi lời tố cáo phải cho người tố cáo đọc lại hoặc nghe lại và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ người tố cáo; nội dung tố cáo; cơ quan, tổ chức, cá nhân bị tố cáo;
+ Đối với nội dung kiến nghị, phản ánh thì hướng dẫn công dân viết thành đơn kiến nghị, phản ánh phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người phản ánh, kiến nghị; nội dung phản ánh, kiến nghị.
- Trường hợp khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đông người thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tiếp công dân 2013, Điều 30 Luật Tiếp công dân 2013 và Điều 31 Luật Tiếp công dân 2013.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu xác nhận kết quả giao dịch chứng khoán tại Tổng Công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam?
- Mẫu đơn đăng ký nhu cầu hỗ trợ hợp tác xã mới nhất theo Nghị định 113? Hồ sơ đăng ký nhu cầu hỗ trợ bao gồm gì?
- Mức cho vay nội bộ tối đa của hợp tác xã là bao nhiêu? Lãi suất áp dụng đối với khoản nợ vay quá hạn thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản nhận xét?
- Cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng gồm các thông tin nào? Phân loại thông tin trong cơ sở dữ liệu về quy hoạch xây dựng?