Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do ai chỉ đạo? Kinh phí xây dựng do ai bảo đảm?
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do ai chỉ đạo?
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do ai chỉ đạo, thì theo quy định tại Điều 3 Thông tư 27/2016/TT-NHNN như sau:
Lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Thống đốc phụ trách chung, chỉ đạo việc xây dựng, ban hành, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng và thời hạn theo quy định.
2. Phó Thống đốc trực tiếp chỉ đạo đơn vị được giao phụ trách trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Thống đốc.
Đối với những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc các vấn đề quan trọng khác, Phó Thống đốc phụ trách báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc.
Theo quy định trên thì lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
- Thống đốc phụ trách chung, chỉ đạo việc xây dựng hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo chất lượng và thời hạn theo quy định.
- Phó Thống đốc trực tiếp chỉ đạo đơn vị được giao phụ trách trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Thống đốc.
Đối với những dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có nội dung phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc các vấn đề quan trọng khác, Phó Thống đốc phụ trách báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thống đốc.
Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do ai chỉ đạo? (Hình từ Internet)
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ai?
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại Điều 4 Thông tư 27/2016/TT-NHNN như sau:
Phân công đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước giúp Thống đốc tổ chức, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp Thống đốc giao đơn vị khác chủ trì soạn thảo.
2. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, phạm vi điều chỉnh, mức độ phức tạp của văn bản, Thống đốc phân công đơn vị chủ trì soạn thảo đối với nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, thông tư.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là Vụ Pháp chế.
Vụ Pháp chế là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước giúp Thống đốc tổ chức, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh do Ngân hàng Nhà nước chủ trì soạn thảo, trừ trường hợp Thống đốc giao đơn vị khác chủ trì soạn thảo.
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do ai bảo đảm?
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 27/2016/TT-NHNN như sau:
Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương X Nghị định 34/2016/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước về việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước căn cứ nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được giao có trách nhiệm đề xuất, phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Quản trị để bố trí kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lập dự toán chi tiết kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế thẩm định về sự phù hợp của dự toán với mức độ phức tạp, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.
Như vậy, theo quy định trên thì kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước căn cứ nhiệm vụ soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được giao có trách nhiệm đề xuất, phối hợp với Vụ Tài chính - Kế toán, Cục Quản trị để bố trí kinh phí và các điều kiện cần thiết khác đảm bảo cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật lập dự toán chi tiết kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật gửi Vụ Pháp chế thẩm định về sự phù hợp của dự toán với mức độ phức tạp, phạm vi, đối tượng điều chỉnh của văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thí sinh dự sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025? Quy định về việc xét công nhận kết quả sát hạch?
- Ngân hàng Nhà nước không thực hiện cấp đổi Giấy phép đối với các nội dung hoạt động nào của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
- Mẫu Tờ trình xin bổ sung nhân sự đột xuất khi doanh nghiệp phát sinh dự án? Tải mẫu Tờ trình xin bổ sung nhân sự đột xuất?
- Thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe là gì? Loại xe ô tô nào phải lắp thiết bị giám sát hành trình trên xe?
- Đèn vàng có ý nghĩa gì? Đèn vàng mà Cảnh sát giao thông ra hiệu được đi thì có được đi tiếp không?