Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hay không?
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động hay không?
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 06/2013/QĐ-TTg như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là cơ quan tích hợp thông tin hành chính điện tử và cơ quan thông tin truyền thông đa phương tiện của Chính phủ, thuộc Văn phòng Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) quản lý trực tiếp.
2. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có chức năng tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đầu mối kết nối mạng thông tin hành chính điện tử của Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là các Bộ, ngành, địa phương) và các cơ quan, tổ chức liên quan; tích hợp thông tin các dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Government Portal (viết tắt là VGP).
3. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ là tổ chức hành chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Theo đó, kinh phí hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (Hình từ Internet)
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có những đơn vị sự nghiệp nào?
Cơ cấu tổ chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 06/2013/QĐ-TTg như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
...
2. Cơ cấu tổ chức
a) Ban Hành chính điện tử và Công báo;
b) Ban Kế hoạch - Tài chính;
c) Văn phòng;
d) Báo Điện tử Chính phủ (Báo Điện tử Chính phủ có cơ quan thường trú tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ);
đ) Trung tâm Công nghệ và truyền thông đa phương tiện;
e) Trung tâm Dữ liệu điện tử.
Tại khoản này, các đơn vị quy định tại Điểm a, b, c là tổ chức hành chính, các đơn vị quy định tại Điểm d, đ, e là đơn vị sự nghiệp.
Báo Điện tử Chính phủ tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông; chịu sự quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, các đơn vị sự nghiệp thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ bao gồm:
- Báo Điện tử Chính phủ (Báo Điện tử Chính phủ có cơ quan thường trú tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ);
- Trung tâm Công nghệ và truyền thông đa phương tiện;
- Trung tâm Dữ liệu điện tử.
Biên chế công chức, viên chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ do ai quy định?
Biên chế công chức, viên chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được quy định tại khoản 5 Điều 3 Quyết định 06/2013/QĐ-TTg như sau:
Cơ cấu tổ chức và biên chế
1. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ có Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tổng Giám đốc) do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Các Phó Tổng Giám đốc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Bộ trưởng, Chủ nhiệm về lĩnh vực công tác được phân công.
Tổng Giám đốc hoặc một Phó Tổng Giám đốc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ được phân công kiêm nhiệm Tổng Biên tập Báo Điện tử Chính phủ.
2. Cơ cấu tổ chức
a) Ban Hành chính điện tử và Công báo;
b) Ban Kế hoạch - Tài chính;
c) Văn phòng;
d) Báo Điện tử Chính phủ (Báo Điện tử Chính phủ có cơ quan thường trú tại các thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ);
đ) Trung tâm Công nghệ và truyền thông đa phương tiện;
e) Trung tâm Dữ liệu điện tử.
Tại khoản này, các đơn vị quy định tại Điểm a, b, c là tổ chức hành chính, các đơn vị quy định tại Điểm d, đ, e là đơn vị sự nghiệp.
Báo Điện tử Chính phủ tổ chức và hoạt động theo mô hình cơ quan báo chí, thông tin, truyền thông; chịu sự quản lý nhà nước về thông tin, truyền thông của Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định của pháp luật.
3. Tùy theo yêu cầu phát triển của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Tổng Giám đốc đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới, sáp nhập, giải thể hoặc đổi tên các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Bộ trưởng, Chủ nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Báo Điện tử Chính phủ. Tổng Giám đốc quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị còn lại thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức lãnh đạo các đơn vị thuộc Cổng Thông tin điện tử Chính phủ theo quy định của pháp luật. Khi cần thiết, Tổng Giám đốc trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định thành lập một số phòng thuộc các đơn vị quy định tại Khoản 2 Điều này.
5. Biên chế công chức, viên chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định theo quy định của pháp luật.
Theo đó, biên chế công chức, viên chức của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Lịch Tết Âm lịch 2025 ra sao?
- Mẫu Tờ trình đề nghị khen thưởng chi bộ trong sạch vững mạnh mới nhất? Quy trình xét khen thưởng chi bộ?
- Bổ sung quy định về áp dụng biện pháp bảo đảm và cưỡng chế thi hành án với chứng khoán, cổ phần, phần vốn góp theo Nghị định 152/2024 thế nào?
- Mẫu ĐK13 Thông tư 03 2024 báo cáo tình hình kết quả thực hiện quy định ANTT trong cơ sở kinh doanh? Tải Phụ lục báo cáo định kèm Mẫu ĐK13 ở đâu?
- Lực lượng vũ trang nhân dân có gồm Dân quân tự vệ? Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thế nào?