Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước được đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu bằng các biện pháp kỹ thuật gì?
Các biện pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước là gì?
Cổng thông tin điện tử kiểm toán nhà nước phải được thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin và dữ liệu trong tổ chức vận hành, căn cứ theo quy định tại Mục 1 Điều 4 Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1598/QĐ-KTNN năm 2023 cụ thể như sau:
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát để cảnh báo các hành vi xâm phạm an toàn Cổng thông tin điện tử;
- Sử dụng các kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động: đăng nhập hệ thống, sao lưu dữ liệu, cập nhật và biên tập thông tin;
- Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu của Cổng thông tin điện tử;
- Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm đảm bảo Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước hoạt động liên tục;
Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để đảm bảo an toàn hoạt động của Cổng thông tin điện tử.
Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước được đảm bảo an toàn thông tin và dữ liệu bằng các biện pháp kỹ thuật gì? (Hình từ Internet)
Những thông tin chủ yếu trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Điều 8 Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1598/QĐ-KTNN năm 2023 thì Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước bao gồm những thông tin chủ yếu sau:
- Thông tin chung: Giới thiệu về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán nhà nước và các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước; tóm lược quá trình hình thành và phát triển của Kiểm toán nhà nước; tiểu sử tóm tắt và nhiệm vụ đảm nhiệm của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước; thông tin liên hệ và tiếp nhận thông tin (địa chỉ, điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử chính thức... );
- Tin tức, sự kiện: Các tin, bài phản ánh hoạt động của Kiểm toán nhà nước, Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước và các vấn đề liên quan Kiểm toán nhà nước;
- Thông tin chỉ đạo, điều hành: Ý kiến chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo Kiểm toán nhà nước (chính thức ban hành bằng văn bản); ý kiến xử lý, phản hồi đối với các kiến nghị, yêu cầu của đơn vị, tổ chức, cá nhân; thông tin khen thưởng, xử phạt đối với đơn vị, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
- Thông tin về chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển Kiểm toán nhà nước; thông tin về các chương trình/dự án/đề án hợp tác quốc tế, thỏa thuận quốc tế trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
- Thông tin về kế hoạch kiểm toán năm; kết quả kiểm toán; kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được phép công khai theo quy định của pháp luật;
- Thông tin phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước;
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, văn bản quản lý hành chính và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước;
- Dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo cần lấy ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản lý hành chính, dự thảo báo cáo, văn bản khác được đưa ra lấy ý kiến nội bộ;
- Thông tin về dự án, hạng mục đầu tư, đấu thầu, mua sắm công của Kiểm toán nhà nước;
- Thông tin về tuyển dụng, tuyển chọn, thông tin liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước của Kiểm toán nhà nước phải công khai theo quy định của pháp luật;
- Thông tin về các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học do Kiểm toán nhà nước quản lý, thực hiện;
- Thông tin về dự toán ngân sách nhà nước, tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của Kiểm toán nhà nước;
- Công tác thi đua - khen thưởng;
- Hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của Kiểm toán nhà nước;
- Thông tin trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực kiểm toán nói chung và kiểm toán nhà nước nói riêng;
- Giới thiệu các ấn phẩm thông tin, tạp chí chuyên ngành của Kiểm toán nhà nước hoặc của các đơn vị thuộc Kiểm toán nhà nước;
- Các thông tin khác có liên quan được lãnh đạo Kiểm toán nhà nước phê duyệt.
Thông tin gửi về Cổng thông tin điện tử kiểm toán nhà nước do cơ quan nào tiếp nhận?
Theo quy định tại Mục 1 Điều 10 Quy chế tổ chức và quản lý hoạt động Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1598/QĐ-KTNN năm 2023 như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin
1. Báo Kiểm toán là đầu mối tiếp nhận thông tin, tin, bài, ảnh, video của đơn vị, tổ chức, cá nhân gửi về Cổng thông tin điện tử.
Thông tin, tin, bài, ảnh, video gửi về Cổng thông tin điện tử sẽ được Ban biên tập phân loại, biên tập, kiểm duyệt, xuất bản theo quy định.
...
Theo đó, những thông tin được gửi về Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước sẽ do bộ phận báo Kiểm toán nhà nước tiếp nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?